Review ngành kinh doanh thương mại – ngành cực hot trong thời đại 4.0

Hai năm đại dịch Covid -19 vừa qua là một khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng cũng đồng thời là cơ hội để những doanh nghiệp có thể chuyển mình bứt phá. Nắm bắt được cơ hội này ngành kinh doanh thương mại đã phát triển trở thành một trong top những ngành hot trong mùa tuyển sinh năm 2023. Hãy cùng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) tìm hiểu ngành này nhé!

Ngành kinh doanh thương mại là gì?

Ngành kinh doanh thương mại là gì?
Ngành kinh doanh thương mại là gì?(nguồn ảnh: internet)

Kinh doanh thương mại ngành học về hoạt động bán hàng, quản lý kho, xuất – nhập kho, khảo sát hàng hóa…. Ngành sẽ đào tạo các về kỹ năng chuyên môn thực tế như: những phương thức bán hàng hiệu quả, quản trị bán hàng, xuất – nhập kho hàng hóa… Ngoài ra người học cần có năng lực nắm bắt tâm lý khách hàng để từ đó bán hàng được hiệu quả hơn. Đây thực sự là một ngành học thực tiễn nhiều hơn lý thuyết.

Tố chất để theo ngành kinh doanh thương mại?

Cũng như bao ngành học khác, để thành công được với kinh doanh thương mại cũng đòi hỏi bạn cần có những điểm mạnh phù hợp. Nếu bạn muốn theo ngành này thì cần có yếu tố sau:

1)    Đam mê kinh doanh

Bạn thích làm tự do kinh doanh, không thích phải gò bó trong một khuôn khổ nào đó thì ngành kinh doanh thương mại rất phù hợp với bạn. Kinh doanh luôn có những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, muốn có thể gắn bó lâu dài và thành công thì một yếu tố quan trọng là niềm đam mê mãnh liệt với hoạt động kinh doanh – thích đổi mới tìm tòi, thích mạo hiểm trong kinh doanh, không sợ thất bại và sự mạo hiểm sẽ khiến bạn khao khát thành công tạo thành động lực khiến bạn sớm gặt hái kết quả.

2)    Ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến

Dorothy Billington từng nói “Những gì ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu chúng ta ngừng học thì chúng ta sẽ ngừng phát triển.” Muốn thành công thì không thể ngừng học và trao dồi kinh nghiệm. Đặc biệt là trong kỷ nguyên số nơi mà mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt như hiện nay. Do đó bạn luôn có một tâm thế là tự học hỏi thầy cô, bạn bè và đặc biệt học trong thực tiễn sẽ nhanh chóng giúp bạn thành công trong nghề.

3)    Năng lực ngoại ngữ tốt

Trong thời đại hội nhập ngày nay thì bất cứ ngành nghề cũng cần bạn phải có khả năng ngoại ngữ tốt, việc nắm giữ ngoại ngữ sẽ là một chìa khóa giúp bạn dễ dàng đến với thành công nhanh hơn. Ngoài ra việc sử dụng thành thạo một ngoại ngữ – tiếng Anh còn giúp bạn tạo được sự khác biệt với những người cùng trong ngành khác với bạn. Có ngoại ngữ cơ hội và vị trí việc làm của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều, mức lương và cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ cao hơn, bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc.

4)    Khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng

Các tố chất của bạn sẽ không có ý nghĩa gì nếu như bạn không biết thể hiện chúng ra, hay nói cách khác là có thể nói cho khách hàng hiểu. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và nắm bắt tâm lý khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng nhất giúp bạn hòa mình vào môi trường kinh doanh bối cảnh hội nhập.

Cơ hội việc làm của ngành kinh doanh thương mại

Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp khi học kinh doanh thương mại (nguồn ảnh: internet)
Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp khi học kinh doanh thương mại (nguồn ảnh: internet)

 Học kinh doanh thương mại ra trường làm gì?

Một điều mà chắc không chỉ phụ huynh quan tâm mà các bạn học sinh cùng bận tâm chẳng kém, đó là học kinh doanh thương mại ra trường làm gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng (sale), quản lý bán hàng, bộ phận kho, chăm sóc khách hàng … của một công ty hoặc công tác tại công ty đa quốc gia. Sau đây là một vài công việc sinh viên có thể tham gia:

Nhân viên kinh doanh: Lên ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch định vị doanh nghiệp cho công ty. Đồng thời cũng phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty.

Quản lý bán hàng: Phụ trách quản lý chuỗi bán lẻ, các hoạt động mua bán và kinh doanh của công ty.

Quản lý kho: Cụ thể là quản lý xuất – nhập kho và quản lý sản phẩm trong kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chuyên viên chăm sóc khách hàng: Sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng để giải quyết thắc mắc và mong muốn của họ, nhằm tối ưu sự thỏa mãn của khách.

Nhân viên marketing: Thực hiện các kế hoạch marketing đã đề ra và đảm bảo hoạt động marketing không bị gián đoạn.

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí khác phù hợp với ngành kinh doanh thương mại. Nếu bạn đam mê kinh doanh hay giỏi giao tiếp đây là một ngành học dành cho bạn. Còn nếu như bạn chưa phù hợp với các yếu tố trên cùng đừng lo lắng vì bạn vẫn có thể theo học và dần dần cải thiện. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những hiểu biết hơn về ngành kinh doanh thương mại.

 Người thực hiện: Nguyễn Quốc Trọng – TMĐT14B

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo