Cơ hội việc làm ngành kế toán

Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh, kế toán viên là người gác cổng của doanh nghiệp, nghề kế toán chưa bao giờ hết “hot” trong thời đại hiện nay.

     “Học kế toán sẽ học những gì, ra trường làm việc gì, làm ở đâu?” không chỉ là câu hỏi của rất nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3, chuẩn bị lựa chọn ngành nghề để theo học đại học, cao đẳng mà còn là câu hỏi chung của các sinh viên đang theo học ngành kế toán.

      Nhằm tháo gỡ những thắc mắc trên, giúp các bạn học sinh, sinh viên có cái nhìn rõ nét hơn về nghề kế toán, bài viết dưới đây sẽ vẽ nên bức tranh tổng quan về cơ hội, vị trí việc làm của sinh viên kế toán sau khi tốt nghiệp ra trường, thông qua việc trả lời từng câu hỏi của bạn.

  1. Theo học ngành kế toán bạn sẽ được học những gì?

     Tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, bạn sẽ được đào tạo:

     – Kiến thức cơ bản về nghề, như: Lý thuyết hạch toán kế toán, Lý thuyết tài chính tiền tệ;

     – Kiến thức chuyên sâu của nghề, như: Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán thương mại, Thực hành nghiệp vụ kế toán tài chính doanh nghiệp, Thực hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại;

     – Các môn học bổ trợ kỹ năng nghề, như: Tin học kế toán (bao gồm MS Excel và phần mềm kế toán); Kế toán tài chính bằng tiếng anh; Tài chính doanh nghiệp, Phân tích hoạt động kinh tế,…

      Đặc biệt, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ được thực tập nghề tại các doanh nghiệp mà nhà trường liên kết hợp tác đào tạo, từ đó bạn có cơ hội tiếp xúc thực tế nghề, để học luôn đi đôi với hành!

Giờ học lý thuyết môn Kế toán tài chính bằng tiếng Anh của sinh viên ngành Kế toán

Giờ học Thực hành nghiệp vụ  trên phần mềm  Kế toán của sinh viên ngành Kế toán

Sinh viên Khoa tài chính – Kế toán đi thực tế tại Công ty TNHH Mega Market Việt Nam

  1. Học ngành kế toán ra trường bạn làm gì?

     So với các ngành khác thuộc khối kinh tế, kế toán là một nghề cụ thể, nên các bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc xác định hướng đi cho sự nghiệp của mình. Sau khi tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, tùy theo cơ hội của mình mà bạn có thể lựa chọn một trong các hướng sau:

     – Phỏng vấn vào các công ty dịch vụ kế toán, để học hỏi và tiếp cận được nhiều hơn với công tác kế toán của các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác  nhau, tích lũy kinh nghiệm, để có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp sau này!

     – Sẵn sàng tham gia ứng tuyển vào các vị trí có liên quan đến kế toán, như: Thủ kho; Thủ quỹ; Thu ngân, … Đừng nghĩ rằng bạn làm không đúng nghề, nếu bạn nhanh nhạy và chịu khó trong công việc đấy sẽ là những kinh nghiệm quý báu, là bàn đạp để giúp bạn thăng tiến đến vị trí cao hơn và tạo cơ hội tốt cho nghề nghiệp sau này của bạn!

    – Có cơ hội ứng tuyển và trở thành kế toán viên phụ trách một trong các phần hành kế toán tại một doanh nghiệp, như: Kế toán công nợ; Kế toán bán hàng; Kế toán kho (vật tư, hàng hóa); Kế toán tổng hợp; Kế toán thuế, …. Thậm chí, bạn cũng có thể trở thàn kế toán trưởng của một doanh nghiệp quy mô nhỏ, nếu như bạn đủ bản lĩnh!!!

…….

     Rất nhiều cơ hội có thể đến với bạn. Nhưng quan trọng, bạn hãy tự tin, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội của mình nhé!

Vị trí kế toán viên tại doanh nghiệp (nguồn ảnh internet)

Vị trí Thủ kho tại doanh nghiệp (nguồn ảnh internet)

Vị trí Thu ngân tại doanh nghiệp (nguồn ảnh internet)

  1. Học ngành kế toán ra trường bạn làm ở đâu?

     Theo Tổng Cục Thống Kê: Năm 2020, cả nước có gần 135 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020, tăng cao nhất trong các năm 2017-2020 và tăng ở tất cả các ngành kinh tế! Cụ thể, trong tháng 4/2021, cả nước có gần 14,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Hãy làm một phép tính nhỏ, mỗi doanh nghiệp trung bình cần 2 – 6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm đối với nghề kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.

   Với các vị trí công việc kể trên, sinh viên ngành kế toán có thể làm việc tại các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận, các doanh nghiệp với các lĩnh vực hoạt động như doanh nghiệp thương mại, công ty xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ, ngân hàng,… ; Các đơn vị công như cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện,… ; Cơ quan quản lý nhà nước như bộ phận thuế, bộ phận thống kê,… Đặc biệt, khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể nhận làm kế toán hay nhận làm báo cáo thuế cho các doanh nghiệp tại nhà – công việc rất phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid hiện nay.

Mọi đơn vị, tổ chức đều phải thực hiện công tác kế toán

      Hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo uy tín về ngành kế toán, từ bậc đại học tới cao đẳng, trung cấp. Tùy thuộc trình độ và hoàn cảnh mà các bạn hãy xác định phương hướng riêng cho mình: Học đại học – theo hướng hàn lâm, nghiên cứu; Hay học cao đẳng, trung cấp – theo hướng tiếp xúc nghề thực tiễn, cầm tay chỉ việc.

       Với hơn 55 năm kinh nghiệm giảng dạy ngành Kế toán, Khoa Tài chính – Kế toán trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tự hào là nơi đào tạo Kế toán chuyên sâu về thực hành, thực tế, thuộc top các trường đào tạo Kế toán tốt nhất tại khu vực Miền Bắc. Đội ngũ giảng viên tâm huyết, nhiệt tình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên hợp tác và kết nối với các doanh nghiệp nhằm mục tiêu đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên kế toán giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn các kỹ năng mềm cần có, để các em vững bước khi ra trường.

Chắc nghiệp vụ, vững tương lai luôn là slogan của Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Người thực hiện: Giảng viên Đỗ Thị Thanh Hương – Khoa Tài chính  Kế toán

Nguồn tin: hcct.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo