Những cách để cân bằng chi tiêu khi đang học cao đẳng (phần 1)

Hiện nay, có rất nhiều sinh viên cao đẳng cũng như đại học đã bắt đầu một cuộc sống tự lập riêng cho bản thân mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chi tiêu cho hợp lý, dẫn đến hiện tượng có rất nhiều sinh viên rơi vào tình trạng thiếu kinh tế. Thậm chí không ít sinh viên rơi vào tình trạng luôn luôn phải thắt chặt chi tiêu. Để khắc phục tình trạng đó, bài viết này sẽ cho các bạn một số tips có thể sẽ giúp các bạn sinh viên quản lý chi tiêu, cũng như học được cách tiêu dùng thông minh hơn.

1. Lập ra kế hoạch chi tiêu cụ thể

Có không ít bạn sinh viên chỉ mới bắt đầu cuộc sống tự lập, dẫn đến việc các bạn chưa có được một kế hoạch tiêu dùng cụ thể. Về mặt lâu dài, điều này có tác động không nhỏ, thậm chí còn gây ra một tác động lớn với túi tiền của bạn, diễn đến việc”cháy túi” một cách thường xuyên vào mỗi cuối tuần hoặc cuối tháng. Điều này hoàn toàn có thể được khắc phục chỉ với việc xây dựng một bảng chi tiêu cho mỗi tháng. Hãy bắt đầu với việc phân loại các khoảng thu chi của bạn theo các hạng mục, rồi sau đó ghi chép, phân loại thói quen chi tiêu của bạn. Hãy lặp đi lặp lại thói quen này, rất có thể bạn sẽ tích kiệm được một khoảng khá lớn đấy.

2. Ở chung trọ ngoài

Một trong những cách phổ biến được nhiều sinh viên lựa chọn nhằm mục đích cắt giảm một khoảng chi tiêu đó chính là ở chung trọ ngoài. Trung bình, mỗi phòng trọ khép kín đầy đủ tiện nghi có giá khoảng 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ/Tháng. Như vậy, nếu ghép ở từ khoảng 2-4 người, số tiền bạn phải bỏ ra chỉ từ 750.000 – 1.500.000 VNĐ/ Tháng, rất phù hợp với những bạn không thích bị kiểm soát về giờ giấc khi ở ký túc xá. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Việc chung sống cùng một người xa lạ đôi khi cũng không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các bạn cần phải chấp nhận những điểm khác biệt của nhau, từ sở thích, lối sống, thói quen,… cho đến những tật xấu, tính cách của bạn cùng trọ. Điều này có thể là rất khó đối với một số người, nên hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định ở trọ ghép với một ai đó.

3. Tạo thêm thu nhập

Một trong những nguyên tắc đầu tiên của việc chi tiêu hợp lý là việc tăng thêm thu nhập. Đối với sinh viên, việc đi làm part-time hay full-time có lẽ đã không còn là một chuyện gì đó mới mẻ nữa. Một số công việc phổ biến mà có lẽ được nhiều sinh viên lựa chọn phải kể đến như: Gia sư, Nhân viên thu ngân, Shipper, tài xế,… Tuy nhiên, cũng phải lưu ý một điều rằng, bạn phải chắc chắn mình có thể cân bằng được thời gian giữa việc học và làm, qua đó không để kết quả trên lớp bị ảnh hưởng, đồng thời tối ưu lượng thu nhập nhận về. Không những vậy, việc đi làm từ sớm cũng sẽ đem lại cho bạn một lượng kinh nghiệm không nhỏ, góp phần gia tăng giá trị bản thân sau khi ra trường.

4. Hạn chế ăn ngoài

Việc hạn chế ăn ngoài sẽ giúp các bạn tích kiệm được một khoảng không hề nhỏ. Lấy ví dụ cho dễ hiểu; Một bữa ăn ngoài thường thường mất 30.000 – 50.000/ xuất. Tuy nhiên, nếu bạn tự mua về nấu, một bữa ăn chỉ mất 15.000 – 20.000/ xuất. Giả dụ như một ngày bạn ăn ba bữa, thì ba bữa ăn ngoài tổng cộng sẽ mất 90.000 / ngày là ít nhất. Trong khi nếu bạn mua về ăn thì bạn sẽ giảm còn 45.000 / ngày. Như vậy, số tiền ăn một tháng của bạn sẽ giảm đi ít nhất 1.000.000 đồng nếu như ngày nào bạn cũng ăn uống đầy đủ.

5. Cố gắng không thi, học lại

Một trong những trở ngại lớn nhất của sinh viên năm nhất đó chính là việc học ở cao đẳng thay đổi 180 độ khi so sánh với 12 năm học. Sẽ không có giảng viên, giáo viên hay bố mẹ sát sao với các bạn trong việc học, dẫn đến việc một số bạn có thể phải học lại do sự thiếu ý thức cũng như chểnh mảng trong việc học. Mà chi phí để học lại, thi lại một môn sẽ rất là cao đối với những bạn sinh viên. Hãy cố gắng không để việc học hành chểnh mảng, vừa tích kiệm chi phí, cũng như để không phụ lòng bố mẹ đã nuôi chúng ta ăn học suốt 12 năm qua.

Qua bài viết vừa rồi, tôi đã đưa đến cho các bạn một số cách chi tiêu hợp lý để không bị “cháy túi” vào cuối tháng. Hi vọng với những điều tôi chia sẻ, các bạn dù ít hay nhiều cũng sẽ có thể dần dần áp dụng những cách này nhằm mục đích khiến quãng đường sinh viên của bạn dễ dàng hơn đôi chút.

Nguyễn Lan Phương – Khoa Ngoại ngữ

Bài viết cùng chủ đề:

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo