Khoa Ngoại ngữ

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo lớn và có uy tín trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã đào tạo được hàng triệu lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và cả nước.

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao, Khoa Ngoại Ngữ (Faculty of Foreign Languages) ngày càng phát triển và trở thành một trong những khoa đào tạo chủ lực đóng góp vào sự phát triển nói chung của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Khoa Ngoại ngữ tiền thân là tổ Ngoại ngữ Tin học, ngày 16 tháng 4 năm 2009 tổ được đổi tên thành Khoa Ngoại Ngữ theo quyết định 78/QĐ – CĐTM&DL của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, có nhiệm vụ đào tạo các ngành Tiếng Anh, ngành Phiên dịch Tiếng Anh Du lịch, ngành Phiên dịch Tiếng Anh Thương Mại với thời gian chuẩn cho hệ cao đẳng chính qui là 3 năm.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Khoa Ngoại ngữ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự đổi thay toàn diện của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Đặc điểm nổi bật của Khoa là có chương trình đào tạo hợp lý, khoa học, chú trọng nhiều đến kỹ năng, thực hành, thực tế và đặc biệt là định hướng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo của Khoa bao gồm những nội dung về kỹ năng thực hành tiếng, lý thuyết tiếng và kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, để nâng cao năng lực ngôn ngữ và chuyên môn, sinh viên có cơ hội được tiếp xúc ngành nghề, thực tập tại các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.
Khoa có đội ngũ giảng viên trẻ, tuổi đời trung bình là 36, năng động, nhiệt huyết và có trách nhiệm cao với nghề, là lực lượng chủ chốt đi đầu trong mọi nhiệm vụ của trường. Phần lớn giảng viên của Khoa có trình độ Thạc sỹ, Tiến sĩ đạt chuẩn về chuyên môn, được đào tạo trong và ngoài nước.

2. Cơ cấu tổ chức

  1. Phó Trưởng khoa Phụ trách: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Tổ trưởng Bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành
  2. Phó trưởng khoa: Thạc sĩ Nguyễn Thị Quế Nhung – Tổ trưởng Bộ môn Tiếng Anh Du lịch
  3. Tổ trưởng Bộ môn Tiếng Anh: Thạc sĩ Ngô Thị Thu Hiền
  4. Các giảng viên trong Khoa:
  • Tiến sĩ : Nguyễn Bích Ngọc
  • Thạc sĩ: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
  • Thạc sĩ: Cao Thu Huyền
  • Thạc sĩ: Trần Phương Mai
  • Thạc sĩ: Nguyễn Lan Phương
  • Thạc sĩ: Nguyễn Thị Lợi
  • Thạc sĩ: Nguyễn Thị Thùy Vân
  • Thạc sĩ: Đỗ Hải Vân
  • Thạc sĩ: Nguyễn Thị Diệu Linh
  • Thạc sĩ: Nguyễn Thị Thúy
  • Thạc sĩ: Hoàng Bích Nhung
  • Giảng viên: Ngô Thị Thái
  • Giảng viên: Lý Liên Hương
  • Giảng viên: Nguyễn Thị Vân

Hiện nay, Khoa Ngoại ngữ có tổng số 17 giảng viên, các giảng viên đều có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.

3. Các hoạt động và thành tích nổi bật

Với đội ngũ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, các giảng viên trong Khoa Ngoại ngữ luôn đi đầu trong các phong trào, các cuộc thi Giáo viên dạy giỏi, Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp do Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và Sở Lao động Thương binh Xã Hội tổ chức hàng năm đã đạt kết quả cao: Giải nhất cuộc thi Giáo viên dạy giỏi Toàn quốc năm 2001, giải nhất, giải Nhì, Ba… trong các cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.

Luôn vươn lên là tập thể đoàn kết, đi đầu trong mọi hoạt động chuyên môn và phong trào của Nhà trường, Khoa Ngoại ngữ đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định. Tháng 4 năm 2021 Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công Lễ hội Festival Tiếng Anh được nhà trường và các đơn vị liên kết đánh giá cao về tổ chức và chuyên môn qua đó tạo được sự lan tỏa phòng trào học tiếng Anh đối với các sinh viên trong toàn trường.

Bên cạnh những thành tích đạt được của giảng viên, các sinh viên Khoa Ngoại ngữ cũng đóng góp không nhỏ vào thành tích của Khoa thông qua các hoạt động phong trào và đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

4. Ngành đào tạo

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Ngoại ngữ đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, có chất lượng cao cho xã hội. Hiện nay, Khoa Ngoại ngữ đang đào tạo các ngành sau:

  • Hệ Cao đẳng
  • Ngành Tiếng Anh
  • Ngành Phiên dịch Tiếng Anh Du lịch
  • Ngành Phiên dịch Tiếng Anh Thương mại

Thông tin từng ngành:

Tên ngành: Ngành Tiếng AnhMã ngành 6220206

  • Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  • Thời gian đào tạo:  3 năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Tên ngành: Ngành Phiên dịch Tiếng Anh Thương mại : Mã ngành 6220202

  • Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  • Thời gian đào tạo:  3 năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Tên ngành: Ngành Phiên dịch Tiếng Anh Du lịch: Mã ngành 6220203

  • Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  • Thời gian đào tạo:  3 năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

5. Tầm nhìn

Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ. Từng bước nâng cao vị thế và thương hiệu của Khoa trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ gắn với nghề nghiệp.

6. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh có thể:  

  • Nhóm 1:  Nhân viên văn phòng, nhân viên lễ tân, thư ký văn phòng trong công ty nước ngoài, liên doanh, hoặc công ty Việt Nam
  • Nhóm 2: Hướng dẫn viên du lịch trong các văn phòng, đại lý du lịch
  • Nhóm 3: Cán bộ truyền thông, chuyên viên PR, nhân viên điều hành tour, nhân viên quảng cáo, tổ chức sự kiện trong môi trường sử dụng tiếng Anh.
  • Nhóm 4: Nhân viên kinh doanh, tiếp thị, dịch vụ khách hàng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
    • Học tập đại học và sau đại học để nâng cao trình độ.
    • Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo chương trình học
    • Nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ để áp dụng vào thực tiễn ngành nghề

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phiên dịch Tiếng Anh Thương Mại có thể:

    • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cao đẳng nghề Phiên dịch tiếng Anh thương mại làm việc tại các vị trí sau:
    • Nhân viên văn phòng làm việc trong các lĩnh vực như hành chính, kinh doanh, dịch vụ
    • Nhân viên lễ tân tại khách sạn, doanh nghiệp
    • Trợ lý giám đốc
    • Nhân viên bộ phận nghiên cứu thị trường
    • Các văn phòng đại diện, các cơ quan văn hóa, giáo dục.
    • Thư ký văn phòng
    • Học tập đại học và sau đại học để nâng cao trình độ.
    • Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo chương trình học
    • Nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ để áp dụng vào thực tiễn ngành nghề

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phiên dịch Tiếng Anh Du lịch có thể:

    • Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch (các bộ phận nhân sự, hành chính, marketing, bán sản phẩm, tiếp tân, phục vụ kinh doanh, hướng dẫn, điều hành tour…) với vị trí là nhân viên, chuyên viên, ở môi trường làm việc chuyên nghiệp.
    • Học tập đại học và sau đại học để nâng cao trình độ.
    • Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo chương trình học
    • Nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ để áp dụng vào thực tiễn ngành nghề
7. “Tâm thư”

Cô Nguyễn Diệu Linh (DiLi)- Giảng viên dạy môn Văn hóa Anh Mỹ, đồng thời là Nhà văn nổi tiếng nêu cảm tưởng

“Tôi bắt đầu dạy tại khoa Ngoại ngữ từ cuối năm 2000, đến nay đã tròn 20 năm đứng lớp. Đây là một tập thể tuyệt vời và ấm áp mà tôi coi như mái nhà thứ hai của mình. Các học trò cũng rất tình cảm. Các em vẫn coi tôi như một người bạn lớn sau khi ra trường và chúng tôi vẫn thường trò chuyện với nhau trên mạng hoặc trong các cuộc gặp gỡ mà không cần chờ đến ngày 20/11. Tôi thực sự rất yêu nơi làm việc của mình và không ngừng học hỏi, sáng tạo để cải thiện bài giảng tốt hơn nữa.”

Sinh viên nói về chúng tôi

bản tin khoa