Những kỹ năng mềm mà ai cũng nên có (Phần 2)

Ở phần trước, ta đã đi qua về những kỹ năng mềm mà ai cũng nên có. Tuy nhiên, do thời lượng bài viết đã khá  dài nên tôi đã chia nó thành hai phần, phần 1 bao gồm những kỹ năng cơ bản, còn phần 2 thì tôi sẽ đi vào những kỹ năng chuyên sâu hơn 1 chút. Không dài dòng luyên thuyên nữa, ta hãy bắt đầu ngay sau đây.

  1. Khả năng lãnh đạo

Dĩ nhiên rồi, một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng săn đón, ưu tiên nhất là khả năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo, hay nói cách khác là khả năng dẫn dắt, quản lý cũng như tạo động lực cho một cá nhân, một tập thể hoặc thậm chí là cả một phòng ban nói chung.

 Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất nhưng không phải ai cũng có. Kỹ năng này cho phép người lãnh đạo quản lý, điều hành công việc một cách hiệu quả, xây dựng và củng cố tinh thần đồng đội cũng như đưa ra những quyết định đúng đắn cho cả một tập thể.

  1. Kỹ năng quản lý thời gian

Có rất nhiều người, đặc biệt là những sinh viên đang học đại học gặp vấn đề trong việc quản lý thời gian biểu của mình, dẫn đến tình trạng phải thức đêm chạy deadline, dần dần dẫn đến việc suy giảm sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, chỉ với kỹ năng quản lý thời gian, 70% số việc đó sẽ được giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều.

Quản lý thời gian cho phép chúng ta biết cách sắp xếp, phân bố thời gian trong ngày để có thể đảm bảo việc cân bằng giữa thời gian học và nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất. Qua đó, vừa giảm được đáng kể số stress không đáng có, vừa tăng được hiệu quả trong công việc, cuộc sống.

 Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp người dùng điều chỉnh, tổ chức công việc một cách linh hoạt, khiến cho việc thích nghi với các tác động khách quan trở nên dễ dàng hơn, qua đó tạo sự linh hoạt trong quá trình làm việc.

  1. Tư duy phản biện

Một trong những kỹ năng tôi thấy là giới trẻ Việt Nam đang thiếu đó chính là tư duy phản biện. Tư duy phản biện là kỹ năng mềm giúp mỗi cá nhân có thể phân tích, xem xét, đánh giá thông tin từ nhiều góc độ, qua đó có được một cái nhìn khách quan nhất thay vì chấp nhận những thông tin có sẵn, qua đó gián tiếp tăng cường khả năng giải quyết vấn đề.

 Không chỉ vậy, có một tư duy phản biện tốt giúp ta trở nên độc lập trong suy nghĩ, không bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng ý kiến trái chiều vì ta đã có được một cái nhìn toàn cảnh nhất về sự vật, sự việc, đồng thời có khả năng nhìn ra điểm mạnh điểm yếu của bản thân mình, qua đó tiếp tục rèn luyện bản thân.

  1. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Một trong những kỹ năng khó nhất có lẽ là kỹ năng quản lý, điều chỉnh cảm xúc. Kỹ năng này giúp bạn điều chỉnh cảm xúc, kiểm soát stress, áp lực và căng thẳng trong công việc nói riêng cũng như cuộc sống nói chung.

 Bằng cách cân bằng và điều chỉnh cảm xúc của mình, bạn có thể tỉnh táo trong mọi trường hợp, cũng như giữ một cái đầu lạnh để có thể tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong mọi trường hợp.

Hơn nữa, việc kiểm soát cảm xúc trong môi trường làm việc sẽ góp phần khiến không khí tích cực hơn, tránh những xung đột, nóng giận không đáng có do không kiềm chế được, tránh tạo ra hình ảnh, ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp.

  1. Kỹ năng lập kế hoạch.

Đi kèm với kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lập kế hoạch cũng là một trong những kỹ năng mà tôi đánh giá là khó không kém. Khả năng lập kế hoạch cho phép chúng ta chuẩn bị trước, định hướng cho các hoạt động, công việc tiếp theo trong cuộc sống nói riêng và trong công việc nói chung.

Khả năng lập kế hoạch, song song với đó là tố chất lãnh đạo là thứ mà gần như tất cả những nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở các ứng viên tiềm năng nhất. Kỹ năng này giúp chúng ta hệ thống hóa công việc, xác định mục tiêu cũng như tạo ra một kế hoạch đầy đủ và hoàn chỉnh nhất để có thể đạt được một mục tiêu hay hoàn thành được một kế hoạch nào đó. Đi kèm với đó, kỹ năng này còn giúp bạn tích kiệm thời gian, sức lực bằng cách không lãng phí thời gian vào những việc cần thiết cũng như rèn luyện tính kỷ luật của bản thân.

Nguyễn Lan Phương – Khoa Ngoại ngữ

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo