3 “Bí kíp” để nhân viên kinh doanh gần hơn với khách hàng

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến, thành công cao trong nghề nghiệp thì bạn cần biết các “bí kíp” để có thể tiến gần tới khách hàng của mình.

Trên thực tế, các nhà quản lý thường hay tập chung hướng dẫn nhân viên cấp dưới của mình về cách bán hàng, cách lượng lượng, cách chốt đơn hàng về giá cả… Tuy nhiên để có số lượng đơn hàng lớn mang lại nhiều thành công cho cán nhân và doanh thu cho doanh nghiệp thì việc trang bị những kỹ năng mềm, những “bí kíp” để gần hơn với khách hàng là điều rất cần thiết của nhân viên kinh doanh.

Hãy định hình và rèn luyện mỗi ngày các kỹ năng mềm dưới đây từ lý thuyết đến thực hành để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và tiến gần hơn với khách hàng.

  1. Kỹ năng giao tiếp – ấn tượng đầu tiên của nhân viên kinh doanh với khách hàng

Việc bán được nhiều hàng hóa của bạn hoàn toàn không phụ thuộc vào vóc dáng, ngoài hình hay kết quả tốt học tập của bạn xuất sắc hay giỏi khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà việc quan trọng hơn cả chính bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và làm chủ được tất cả các hình thức và tình huống giao tiếp trong mọi hoàn cảnh.

Giọng nói của bạn có thể chưa hay, chưa lưu loát và bạn nên rèn luyện mỗi ngày kể cả việc tự đặt ra tình huống để “diễn một mình” cho lưu loát là điều cần phải làm. Khi giọng nói của bạn thật có âm vực, nhiều thiện cảm, ngắt nhả đúng chỗ như các cung bậc của các phím đàn lúc này khi giao tiếp với khách bạn thực sự trở thành tâm điểm, tạo nên thiện cảm, gây hứng thú và thu hút cho người nghe – thành công ngay phút đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng của bạn.

Giao tiếp – kỹ năng trinh phục đầu tiên đối với khách hàng (nguồn : internet)
Giao tiếp – kỹ năng trinh phục đầu tiên đối với khách hàng (nguồn : internet)

Kỹ năng giao tiếp không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn thông qua ngôn ngữ hình thể trực tiếp trong giao tiếp. Có thể chỉ là một cái nhún vai hay cử chỉ rướn mày, cách giơ tay, tư thế đứng hay một cái gật đầu thiện cảm trong một cuộc nói chuyện bạn cũng cần phải thể hiện cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng. Để có được ngôn ngữ hình thể phù hợp trong giao tiếp bạn phải tự học tập, tự rèn luyện, rút kinh nghiệm trong thực tế và chủ động thực hành mỗi ngày khi có điều kiện.

Khi thể hiện ngôn ngữ phi lời nói để có hiệu quả cao và làm cho cuộc giao tiếp thêm sinh động, gần gũi bạn nên quan sát thái độ của đối phương để thể hiện cho phù hợp, nếu không chính nó sẽ gây ra những kết quả không đáng có cho một cuộc giao tiếp bạn sẽ bị bỏ lỡ hoặc thậm chí mất cơ hội với khách hàng.

Các hình thức giao tiếp thông qua các loại ngôn ngữ nói trên khi kết hợp một cách hoàn hảo nó không chỉ giúp bạn truyền đạt tốt thông tin của sản phẩm đến khách hàng mà còn giúp bạn hiểu được một phần ý nghĩ của khách hàng. Khéo léo phán đoán và xử lý tình huống sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

  1. Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng

Tùy vào đặc thù mỗi ngành nghề, hay mỗi sản phẩm mà bạn đang phụ trách kinh doanh thì bạn hãy liệt kê cho mình những đối tượng khách hàng có thể giúp bạn gia tăng cơ hội kinh doanh và giảm bớt công sức tiếp cận khách hàng.

Khả năng nhận diện khách hàng của bạn có thể trực tiếp, gián tiếp tìm hiểu thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, về giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập, vùng miền, nghề nghiệp, xu hướng nhu cầu… hay có thể là kết quả phán đoán tâm lý thông qua các cuộc giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng.

Nhận diện chính xác khách hàng – yếu tố thành công trong kinh doanh (nguồn ảnh: internet)
Nhận diện chính xác khách hàng – yếu tố thành công trong kinh doanh (nguồn ảnh: internet)

Việc nhận biết được nhu cầu của khách hàng, các mong muốn sử dụng sản phẩm của khách tại thời điểm thực tế hay trong tương lai kết hợp với khả năng thanh toán nhu cầu của khách…. những điều này bạn cần phải phân tích được một cách tổng thể để xác định rõ đối tượng khách hàng của mình có như vậy bạn mới có khả năng nhận diện được các khách hàng tiềm năng của mình.

Việc nhận diện được các khách hàng tiềm năng sẽ làm cho không gian và thời gian tiếp cận khách hàng được rút ngắn lại, công việc hiệu quả hơn, chốt đơn hàng sẽ dễ dàng hơn và quan trọng nhất là bạn đã có một lượng khách hàng sẽ trở thành quen thuộc, chỉ cần chăm sóc tốt lượng khách hàng này hàng ngày bạn sẽ có một lượng khách hàng lớn dần theo cấp số nhân từ việc giới thiệu những người thân quen, bạn hàng, đối tác của chính họ sử dụng sản phẩm của bạn.

  1. Kỹ năng lắng nghe

Nghề của bạn là nói cho khách hàng nghe các thông tin hữu ích về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang có mong muốn cung cấp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc kể cả khi họ chưa xuất hiện nhu cầu về mặt hàng đó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nói liên tục khi gặp khách hàng nhưng quan trọng hơn hết là ngày sau khi nói bạn phải biết lắng nghe khách hàng – biết lắng nghe bạn sẽ nhanh chóng thành công trong công việc.

(nguồn ảnh: internet)
(nguồn ảnh: internet)

Lắng nghe ý kiến khách hàng để đem lại hiệu quả trong kinh doanh là một nghệ thuật. Bởi lẽ, việc phản hồi của khách hàng tới bạn không phải lúc nào cũng là một sự tán dương, khen ngợi hay đồng ý một cách mỹ mãn về sản phẩm của bạn mà họ đang tin dùng. Ý kiến của khách hàng có thể sẽ là một lời than phiền, cáu gắt, trách móc, tức tối thậm chí cả “chửi bới” đối với bạn khi giá trị sử dụng của sản phẩm ở một góc độ nào đó bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà họ chưa hài lòng.

Việc lắng nghe những lời đồng ý, khen ngợi của khách hàng về sản phẩm sẽ làm cho bạn luôn có động lực để tìm hiểu sở thích, thói quen để tiếp cận tốt hơn nữa với những khách hàng này phục vụ tối đa nhu cầu của họ.

 Ngược lại đối với khách hàng có những phản ứng chưa hài lòng bạn nên lắng nghe một cách kỹ càng từng chi tiết có thể là do kỹ năng giao tiếp của bạn chưa tốt, chưa đủ sức thuyết phục, bạn chưa giới thiệu hết về sản phẩm, do tính cách của khách hàng, mong muốn giá trị tuyệt đối đối với sản phẩm của sản phẩm hay những góp ý chân thành của khách hàng với chính bạn…. điều này bạn càng cần phải lắng nghe và luôn giữ thái độ tích cực, cầu thị, hòa khí tốt với khách hàng kể cả khi không chốt được đơn hàng. Bạn luôn có suy nghĩ tích cực đối với những khách hàng này – lần này có thể mình chưa chốt đơn được với khách hàng nhưng lần tiếp theo mình sẽ chinh phục khách hàng một cách tuyệt đối và họ sẽ nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng. Có như vậy bạn mới có động lực tốt để làm việc.

Là một kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp kết nối, giao thoa giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. Với kỹ năng này nhân viên kinh doanh sẽ tìm hiểu được nhu cầu, sở thích, vướng mắc của khách hàng còn khách hàng sẽ tìm được lời giải đáp rằng nhân viên kinh doanh có thể hiểu được nhu cầu và vấn đề mà họ đang quan tâm về sản phẩm.  Sau khi lắng nghe, bạn sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp phù hợp mà sản phẩm của bạn có thể đem lại. Có như vậy, khách hàng của bạn sẽ hài lòng về dịch vụ mà bạn đem lại.

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của HCCT đang giao tiếp với khách hàng khi thực tập bán hàng tại Siêu thị
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của HCCT đang giao tiếp với khách hàng khi thực tập bán hàng tại Siêu thị

Trên đây chúng tôi đưa ra một số “bí kíp” tối cần thiết của nhân viên kinh doanh để nhanh chóng thành công trong công việc. Những “bí kíp” này sẽ được đào tạo và thực hành một cách bài bản lồng ghép trong một số môn học của ngành quản trị kinh doanh của các thầy, cô nhiều kinh nghiệm giảng dạy và thực tế doanh nghiệp tại HCCT – bạn còn chần chừ gì nữa và hãy lựa chọn ngành học này tại cơ sở đào tạo Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) với gần 60 năm kinh nghiệm đào tạo ngành Thương mại của chúng tôi.

Người thực hiện: Tuệ Minh

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN MỚI CẬP NHẬT

TIN TUYỂN SINH