Quản trị nhà hàng là một ngành nghề liên quan đến việc tổ chức, điều hành, giám sát hoạt động của một hoặc một chuỗi nhà hàng, đảm bảo được chất lượng dịch vụ và sản phẩm, qua đó thu được những lợi nhuận cho doanh nghiệp đó. Đây là một ngành chiến lược, đóng vai trò then chốt trong sự thành công và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống . Vậy, nhiệm vụ của nhân viên ngành nhà hàng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây:
Mục lục
1. Lập kế hoạch, điều hành hoạt động của nhà hàng
Đã gọi là ngành “quản trị” thì dĩ nhiên nhiệm vụ then chốt của họ là quản lý và điều hành hoạt động của nhà hàng. Trên cương vị là một người quản lý, họ cần vạch ra chiến lược kinh doanh tổng thể, đề xuất phương án phát triển từng bộ phận, quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, nguyên vật liệu, trang thiết bị,… Với mục đích sau cùng để có thể thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, qua đó khai thác tối đa lợi nhuận, phát triển hết tiềm năng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống đó.
2. Quản lý nhân sự
Trên cương vị lãnh đạo, người quản lý có vai trò trong việc đảm nhiệm trọng trách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và đánh giá nhân viên. Nhờ đó góp phần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, vun đắp một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, sở hữu năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp vững vàng.
Ngoài ra, Quản lý nhà hàng đôi khi cũng có thể xem xét việc tổ chức các buổi huấn luyện đặc biệt về kỹ năng phục vụ khách hàng cho nhân viên, giúp họ nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút khách hàng, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp.
3. Đảm bảo chất lượng dịch vụ
Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ đóng vai trò then chốt cho sự thành công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp nói riêng cũng như doanh nghiệp ăn uống nói chung. Dưới tư cách là một quản lý, việc theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chất lượng món ăn, thức uống, chất lượng phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm,… với mục tiêu sau cùng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, qua đó giúp doanh nghiệp tối đa được lợi nhuận.
4. Marketing và quảng bá nhà hàng
Marketing và quảng bá luôn là một trong những hoạt động không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào nói chung, và quản lý nhà hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Việc Marketing, quảng bá nhà hàng giúp cho việc thu hút khách hàng, tạo dựng thương hiệu và gia tăng doanh thu được đẩy lên mức đáng kể là những mục tiêu mà mọi nhà hàng đều hướng đến.
Để có thể Marketing một cách hiệu quả nhất, nhà hàng cần thường xuyên cập nhật xu hướng, sáng tạo và đổi mới để thu hút nhiều loại tệp khách hàng, qua đó tạo dựng được chỗ đứng, vị thế của mình để cạnh tranh trên thị trường.
5. Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phần thiết yếu của quản lý nhà hàng. Bạn không thể quản lý một nhà hàng mà tâm lý chưa chuẩn bị cho việc giải quyết những vấn đề mà nhà hàng đó sẽ gặp phải. Đó có thể là những vấn đề đơn giản như quản lý khách hàng, nhân viên cho đến những vấn đề kinh tế, tài chính liên quan đến giá thành nguyên liệu thực phẩm, thiếu hụt vốn tài chính,… Hay là có khi liên quan đến cả Marketing và quảng bá.
Để mà có thể giải quyết được những vấn đề đó, đòi hỏi người quản lý phải có vốn kỹ năng mềm chắc chắn và đa dụng, từnăỹ năng giao tiếp, đàm phán cho đến kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm,… Và đặc biệt là khả năng giải quyết vấn đề đi kèm với tư duy logic.
Giờ thực hành – Tổ chức tiệc Buffet
Tóm lại, nghề quản trị nhà hàng là một ngành nghề đầy tiềm năng, thử thách đi kèm với đó là mức lương hấp dẫn, vô cùng xứng đáng với những ai đam mê ẩm thực, có tố chất lãnh đạo và mong muốn khẳng định bản thân trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được một cái nhìn tổng quan hơn về ngành quản trị nhà hàng, cũng như những công việc chính của ngành đó.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga – khoa Ngoại ngữ