5 mô hình phổ biến trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Không gian kỹ thuật số đã mở ra rất nhiều cơ hội để đưa mô hình thương mại điện tử vào đời sống hằng ngày. Chỉ sau khoảng hơn 20 năm, Internet đã mang toàn bộ thị trường gói gọn lại chỉ trong tầm tay bạn. Chính điều này đã phân nhánh thương mại điện tử thành những khía cạnh khác, nhưng tại Việt Nam chủ yếu các doanh nghiệp thực thi thương mại điện tử bằng 5 mô hình sau đây.

1. Mô hình B2C trong thương mại điện tử tại Việt Nam

– Mô hình B2C là khi một doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng qua hình thức trực tuyến thay vì trực tiếp mua bán sản phẩm. Cho dù mô hình B2C có vẻ nổi bật hơn nhưng trên thực tế, nó cũng chỉ bằng ½ kích thước thị trường thương mại B2B trên toàn thế giới. Điểm sáng của mô hình này chính là việc tích kiệm được thời gian giao dịch sản phẩm, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử là hoàn toàn có thể tiếp xúc với số lượng khách hàng khổng lồ mà không phải mất chút tiền để thuê mặt bằng hay người bán hàng. Mô hình này cũng giúp người tiêu dùng thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Chỉ cần một vài thao tác nhanh chóng để thực hiện việc mua hàng và sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.

2. Mô hình C2B

– Với mô hình C2B, người tiêu dùng trực tiếp bán hàng hóa của mình cho doanh nghiệp, là khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B. Việc tạo ra giá trị có thể thông qua nhiều hình thức. Lấy ví dụ như việc chỉ đơn giản là khách hàng để lại đánh giá tích cực cho doanh nghiệp hoặc hơn một chút là thu mua lại hàng secondhand từ những người dùng ngẫu nhiên trên internet

Mô hình C2B,người tiêu dùng trực tiếp bán hàng hóa của mình cho doanh nghiệp (nguồn ảnh:google)
Mô hình C2B,người tiêu dùng trực tiếp bán hàng hóa của mình cho doanh nghiệp (nguồn ảnh: google)

3. Mô hình B2A

– Đây là mô hình khi một doanh nghiệp tư nhân trao đổi hàng hóa với một doanh nghiệp công cộng. Thông thường, việc này thường diễn ra dưới dạng hợp đồng kinh doanh với một doanh nghiệp công cộng để thực hiện một dịch vụ nào đấy. Chẳng hạn như một công ty giám sát có thể đấu thầu online một hợp đồng làm sạch tòa án quận, hoặc như một doanh nghiệp CNTT đủ tiêu chuẩn để đề xuất việc quản lý phần cứng máy tính của thành phố.

4. Mô hình C2C

– C2C là hoạt động khi mà khách hàng thực hiện việc trao đổi, mua bán hay đấu giá thông qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Đây có thể là những sản phẩm họ sở hữu, đồ cũ hoặc những sản phẩm thủ công, handmade.

C2C khách hàng có thể giao dịch được với nhau (Nguồn ảnh: google)
C2C khách hàng có thể giao dịch được với nhau (Nguồn ảnh: google)

5. Mô hình B2B

– Mô hình B2B là khi một doanh nghiệp tiến hành mua lại hàng hóa từ một doanh nghiệp khác. Ví dụ: một quán cà phê mua lại máy bán cà phê từ nhà sản xuất hoặc một con. Mô hình này có xu hướng phức tạp hơn những mô hình khác vì nó có một lượng lớn sản phẩm phức tạp, cũng như cần nhiều tiền mặt hơn để tiến hành khởi nghiệp công ty.

Qua bài viết trên, bạn đã có được một cái nhìn tổng quan về 5 mô hình doanh thu phổ biến trong thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như cách chọn mô hình cho doanh nghiệp của chính mình.

Người thực hiện: Đỗ Thị Hoàng Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN MỚI CẬP NHẬT

TIN TUYỂN SINH