Business to Business trong thời đại 4.0

Thời đại 4.0, Business to Business (B2B) trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Vậy chiến lược tiếp thị nào thành công cho B2B?

1. Business to Business là gì?

Business to Business (viết tắt là B2B) là mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhau thay vì cho người tiêu dùng cuối. Doanh nghiệp B2B là những doanh nghiệp tham gia vào thị trường B2B đứng vai trò là nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp hay khách hàng tổ chức.

B2B được sử dụng thông qua các hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp; bao gồm thương mại điện tử và các giao dịch diễn ra bên ngoài thực tế, từ lập hợp đồng, báo giá cho đến mua bán sản phẩm. Việc hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp cũng góp phần quảng bá cho các bên và xây dựng hình ảnh thương hiệu.

2. Ưu, nhược điểm của Business to Business

Ưu điểm:

– Nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn

Khách hàng B2B thường mua hàng hóa hoặc dịch vụ với số lượng lớn và thường mua thường xuyên, vì họ thường mua để sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình. Với số lượng lớn, khách hàng B2B thường sẽ đàm phán để có giá tốt nhất hoặc các ưu đãi khác. Khi hợp đồng được chốt. Điều này có thể giúp doanh nghiệp B2B tăng doanh số và lợi nhuận của mình.

– Sự thuận tiện

Giao dịch diễn ra trực tuyến. Điều này tạo điều kiện để quảng cáo dịch vụ/sản phẩm của họ, giúp các công ty khác cân nhắc và dễ dàng đặt hàng số lượng lớn.

– Tỷ suất chuyển đổi cao

Tỷ suất chuyển đổi (conversion rate) của B2B thường cao hơn B2C vì khách hàng B2B thường có xu hướng thực hiện các giao dịch lớn hơn và thường mua hàng với tần suất thường xuyên hơn so với khách hàng B2C. Khách hàng B2B thường mất nhiều thời gian và công sức hơn để tìm kiếm và chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của họ. Nhưng khi khách hàng B2B đã quyết định mua hàng, họ thường mua với số lượng lớn và thường là các giao dịch định kỳ.

– Tối ưu chi phí hoạt động

Doanh nghiệp B2B sử dụng thương mại điện tử sẽ có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến mặt bằng cửa hàng, nhân viên… Bất kể khi nào doanh nghiệp tìm hiểu hay mua dịch vụ của doanh nghiệp bạn, họ hoàn toàn có thể chủ động mua sản phẩm của bạn mà không cần phải chờ nhân viên bạn tư vấn.

Bên cạnh các ưu điểm, Business to Business cũng có những nhược điểm nhất định:

– Quy trình quyết định mua hàng phức tạp hơn

Khách hàng B2B thường phải tham khảo nhiều bên liên quan và cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, thương thảo giá cả và điều kiện giao dịch, đánh giá và kiểm tra sản phẩm hoặc dịch vụ, quyết định mua hàng, hậu mãi… Việc chi tiêu của các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và chưa thể đưa ra được quyết định ngay.

Thời gian để xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu hơn

Xuất phát từ quy trình mua hàng thường phức tạp hơn và yêu cầu nhiều thủ tục hơn so với B2C, do đó cần phải đàm phán và thương lượng hợp đồng một cách kỹ lưỡng hơn. Tất cả những yếu tố này làm cho việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh trong B2B mất nhiều thời gian hơn so với B2C.

Cạnh tranh khốc liệt

Trong B2B, có rất nhiều nhà cung cấp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau, do đó, các nhà cung cấp cần phải đưa ra các chiến lược và đặc điểm riêng biệt để giành được thị phần. Các doanh nghiệp phải tìm cách để nổi bật và cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.

(Business to Business trong thời đại 4.0)
(Business to Business trong thời đại 4.0)

3. Xu hướng nổi bật nhất của Business to Business trong thời đại 4.0

Thời đại 4.0 mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp B2B để tăng cường sự hiện diện trực tuyến của họ, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Các xu hướng nổi bật của B2B trong thời đại 4.0 bao gồm:

Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử

Các nền tảng thương mại điện tử cung cấp một loạt các tính năng: Tạo cửa hàng trực tuyến; quản lý sản phẩm và đơn hàng, thanh toán và vận chuyển; đa kênh bán hàng; quản lý khách hàng… Từ đó tập trung vào trải nghiệm khách hàng tốt hơn, tối ưu hóa quá trình kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện hơn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp B2B.

Đẩy mạnh tiếp thị kỹ thuật số

Tiếp thị kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp B2B tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ việc tạo nội dung trên trang web cho đến Email marketing và quảng cáo trên mạng xã hội… Đồng thời ứng dụng các công cụ Digital Marketing: Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, Youtube Ads…

4. Tiếp thị kỹ thuật số với B2B

Tiếp thị qua Website: Việc tạo một website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng và có nội dung chất lượng cao là yếu tố cơ bản để tiếp thị kỹ thuật số với B2B. Qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng… Ở đó quảng cáo trả tiền mặt (Pay-Per-Click) là một cách để hiển thị quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm khi khách hàng sử dụng từ khóa tương ứng.

Thực hiện Content Marketing: Việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút, giữ chân đối tượng khách hàng mục tiêu. Các nội dung kể đến như bài viết, video, infographic…

Email Marketing: Email marketing giúp doanh nghiệp gửi những thông điệp đến khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng một cách trực tiếp và nhanh chóng, là cách thức khá phổ biến để cá nhân hóa nội dung trong Marketing nói chung. Các thông điệp như khuyến mãi, giảm giá, thông tin sản phẩm mới hoặc dịch vụ cũng như các thông tin sự kiện của doanh nghiệp.

– Social Media: Tăng cường xây dựng niềm tin thông qua bằng chứng xã hội, influencer marketing, chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội và tăng cường trải nghiệm mua hàng đa kênh.

SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… từ đó giúp doanh nghiệp tăng cơ hội được khách hàng tiềm năng biết đến.

5. Học tiếp thị kỹ thuật số với B2B ở đâu?

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) là một trong những đơn vị đào tạo tiếp thị kỹ thuật số “cực đỉnh” hiện nay.

Lý do bởi HCCT có một số điểm khác biệt so với các trường khác:

Chương trình học được thiết kế dựa trên thực tiễn doanh nghiệp, đảm bảo sinh viên được học tập các kỹ năng, kiến ​​thức và cách áp dụng chúng trong môi trường kinh doanh thực tế.

Sinh viên được học về thiết kế web thương mại điện tử, tối ưu SEO, SEM; tiếp thị trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tiktok,…; thực hiện trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo…; các chiến dịch liên quan Email Marketing, Landing Page,… Cùng với đó, các bạn được thực tế tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn.

Giảng viên là những nhà giáo giàu kinh nghiệm, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo thực chiến.

HCCT là một lựa chọn tốt cho những bạn quan tâm đến tiếp thị kỹ thuật số với B2B, cũng như tiếp thị kỹ thuật số nói chung ở doanh nghiệp.

Trường nhận hồ sơ xét tuyển ngay từ bây giờ, chi tiết xem tại:

 http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/ hoặc: https://www.facebook.com/hcct.edu.vn/

Người thực hiện: Thu Thủy – Giảng viên khoa Kinh doanh thương mại

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN MỚI CẬP NHẬT

TIN TUYỂN SINH