Quản trị kinh doanh là ngành học tổng hợp kiến thức của các ngành quản trị gồm: Quản trị nhân lực, quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing … Người học quản trị kinh doanh được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và kinh doanh, quá trình quản trị và kinh doanh ở các doanh nghiệp. Vậy học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Mục lục
Đáp án cho câu hỏi Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Một nhân viên Quản trị kinh doanh có thể làm các công việc tại nhiều vị trí:
* Phòng marketing:
– Nhân viên chăm sóc khách hàng
– Quản trị thương hiệu và phát triển thị trường
– Chuyên viên tổ chức sự
– Giám đốc marketing
– Trưởng phòng kinh doanh/marketing
* Bộ phận sale:
– Nhân viên bán hàng trực tiếp
– Nhân viên sale
– Chuyên gia trưng bày
– Trưởng phòng sale, trưng bày
* Phòng kinh doanh:
– Chuyên viên xây dựng kế hoch, chiến lược kinh doanh
– Trợ lý kinh doanh
– Trưởng phòng kinh doanh
– Giám đốc kinh doanh
– Quản lý kinh doanh vùng
– Quản lý kinh doanh khu vực
– Phát triển thị trường
* Bộ phận quản lý nhân sự:
– Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
– Trưởng/phó phòng nhân sự
– Giám đốc nhân sự
Để đảm nhận các công việc ở các vị trí trên thì một người học Quản trị kinh doanh cần có những tố chất nào?
– Năng động và quyết đoán trong mọi vấn đề:
Người học Quản trị kinh doanh cần năng động và quyết đoán trong mọi vấn đề, năng động giúp bạn thích ứng các tình huống phát sinh trong cuộc sống, bạn cần quyết đoán để đưa ra quyết định kịp thời giúp công việc được trôi chảy và đạt kết quả cao nhất
– Diễn đạt ý tưởng, tranh luận và thuyết phục:
Tố chất này giúp bạn khẳng định bản lĩnh của một nhà quản trị, bạn trình bày ý tưởng kinh doanh một cách mạch lạc, trôi chảy và đưa ra quan điểm của mình về ý tưởng kinh doanh. Từ đó bạn thuyết phục được các đối tác, kêu gọi vốn và nguồn nhân lực có năng lực tốt làm việc cho bạn, ủng hộ bạn.
– Có mục tiêu và kế hoạch trong mọi vấn đề
Một người làm kinh doanh luôn có kế hoạch rõ ràng và mục tiêu cụ thể cho mình từ việc sắp xếp thời gian cho gia đình cho tới công việc. Việc xác định mục tiêu giúp đường đi của bạn cụ thể, thuận lợi vì bạn đã xác định được con đường của bạn có những khó khăn trở ngại gì bạn cần phải vượt qua. Xác định mục tiêu rõ ràng giúp bạn có tâm lý tốt và chủ động trong mọi tình huống
– Nhận xét và đánh giá vấn đề
Một nhà quản trị giỏi luôn biết nhìn nhận và đánh thái độ làm việc, cách thức và kết quả của công việc của nhân viên và các bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Tố chất này giúp nhà quản trị phân tích và đánh giá vấn đề và thể hiện được bản lĩnh đối với nhân viên và đối tác làm việc từ đó có những định hướng và quyết định phù hợp cho mọi hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Học quản trị kinh doanh ở đâu tốt?
Tại HCCT, chúng tôi có đội ngũ giảng viên nhiệt tình tâm huyết và có nguồn cảm hứng vô tận để truyền lửa cho các bạn trong quá trình học cũng như thực tập thực chiến tại doanh nghiệp. Ngoài việc học theo chương trình đào tạo cơ bản, các bạn theo học tại Cao đẳng Thương Mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) còn được trang bị các kỹ năng mềm phục vụ công việc sau khi ra trường. Học tập tại HCCT, các bạn được tiếp xúc ngành nghề ngay năm thứ nhất, được thử sức qua các vị trí tại các doanh nghiệp.
Bạn được trang bị các kiến thức:
– Các kiến thức về xã hội, kinh tế;
– Các kiến thức cơ bản của quản trị, marketing căn bản, quản trị tài chính, cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại, thống kê kinh doanh …
– Quản trị marketing, quản trị nhân lực, chiến lược kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp.
– Các kiến thức về văn hóa, tâm lý kinh doanh để tham gia xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp
– Vận dụng các kiến thức của quản trị vào hoạt động sản xuất kinh doanh động thời đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản lý và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Hãy trở thành sinh viên của Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội qua 3 bước:
* Bước 1: Đăng ký trên website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/
* Bước 2: Kết bạn qua zalo số Hotline: 0868841179
* Bước 3: Chụp ảnh học bạ lớp 11 hoặc học kì 1 lớp 12 và gửi qua zalo số Hotline
Người thực hiện: Nguyễn Gấm