Chất lượng nguồn nhân lực – nhân tố then chốt tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành du lịch

   Hậu quả của đại dịch COVID – 19 với ngành du lịch

    Trong hai năm qua, ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đã làm cho ngành du lịch có lúc hoạt động cầm chừng có những lúc ngừng hoạt động, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý các thí sinh cũng có chút e ngại khi đăng ký theo học mặc dù yêu thích lĩnh vực du lịch. Từ nguyên nhân trên, số lượng tuyển sinh các ngành đào nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch cũng đã sụt giảm nghiêm trong khoảng 25 – 35%, so với trước khi đại dịch diễn ra. Do công việc bị gián đoạn, nghỉ tạm thời nên nhiều nhân lực làm việc trong ngành này đã dịch chuyển sang các ngành nghề khác nhau. Điều này khẳng định ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ làm giảm sút nghiêm trọng nguồn cung lao động cho ngành du lịch trong tương lai gần.

Chất lượng nguồn nhân lực - nhân tố then chốt tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành du lịch
Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hà, Bí thư Đảng ủy,Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT)

   Khi đánh giá về nguồn nhân lực của ngành du lịch hiện nay TS Trịnh Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, cho rằng: “Trong phát triển du lịch, yếu tố con người luôn là quan trọng nhất. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố then chốt để tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển. Do vậy, Việt Nam cần quan tâm thích đáng tới công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt, đội ngũ lao động trẻ và tương lai là những nhà quản lý các cấp trong các đơn vị, tổ chức du lịch. Để đáp ứng những thiếu hụt nguồn lao động trước mắt cũng như có được lực lượng lao động chất lượng cao các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh công tác đào tạo vừa đảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng cho ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong thời gian tới”.

Chất lượng nguồn nhân lực - nhân tố then chốt tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành du lịch
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học thực hành trực tiếp tại tuyến điểm

   “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế, nhà trường kết nối với doanh nghiệp” là phương châm đào tạo của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội trong nhiều năm qua. Với phương châm đó, sau đào tạo các giờ học lý thuyết tại trường sinh viên được, tham quan, học tập thực tế ngành nghề, thực tập tốt nghiệp ngay tại các doanh nghiệp. Nhà trường và các doanh nghiệp du lịch hợp tác rất tốt với quy mô lớn tại nhiều địa phương phát triển du lịch, do đó nhà trường luôn đảm bảo thực hiện cam kết với sinh viên có việc làm chính thức ngay sau khi tốt nghiệp.

   Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hà đã chia sẻ với truyền thông của báo Giáo dục thời đại: “Do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, với số lượng lớn doanh nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, người lao động trong ngành bị mất việc, bỏ việc hoặc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp không thể hỗ trợ sinh viên như trước khi có dịch. Do đó, nhà trường không thể cam kết đầu ra cho sinh viên ngành du lịch”.

    Cũng theo TS Trịnh Thị Thu Hà: “những hình ảnh, thông tin tiêu cực liên tục trên các phương tiện truyền thông hay từ bạn bè người thân đã làm giảm đi động lực và đam mê của sinh viên. Qua đó ảnh hưởng đến chọn lựa công việc tương lai sau này nên gây ra tâm lý e ngại về nghề du lịch cho học sinh và phụ huynh khi chọn trường”.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào đội ngũ các nhà giáo

   TS Trịnh Thị Thu Hà đánh giá: “Tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ chuyên gia du lịch chuyên sâu còn ít. Đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trình độ cao còn thiếu. Chưa kể đến việc chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo còn chậm”

    Có thể nói nhưng tồn tại nêu trên trong các cơ sở đào tạo có có những bất cập cần phải giải quyết ngay như: Chương trình đào tạo chưa đổi mới còn mang tính hàn lâm, cứng nhắc, lịch trình đào tạo không linh hoạt theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục hiện nay còn thiếu thông tin nhu cầu đào tạo lao động của doanh nghiệp, địa phương cũng như các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đã ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo sinh viên tại trường. Từ đó, khó đáp ứng được nhu cầu công tác đào tạo nhân lực du lịch của xã hội. Đây chính là sự thể hiện sự hạn chế của các cơ sở giáo dục trong việc liên kết đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các cơ sở kinh doanh du lịch.

    Ngay sau khi ngành du lịch tái hoạt động trở lại, nhà trường đã kết nối với doanh nghiệp đảm bảo cập nhật những yêu cầu mới về đội ngũ lao động của doanh nghiệp để lồng ghép vào chương trình đào tạo của nhà trường cho phù hợp, và gắn kết nhà trường với doanh nghiệp trong việc cùng đào tạo sinh viên, đảm bảo sinh viên có việc làm ngay khi còn đang học và có nhiều cơ hội để trở thành nhân viên chính sau tốt nghiệp.

Lao động còn thiếu và yếu

    Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển – ngành trọng điểm đang cần một đội ngũ nhân lực lớn cả về “lượng và chất” . Trước khi dịch bệnh diễn ra nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam trước đại dịch vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Sau đại dịch, phần lớn người lao động đã dịch chuyển sang ngành nghề khác. Sau 2 năm hoạt động cầm chừng, khi doanh nghiệp tái hoạt động trở lại và đẩy nhanh tiến độ phục hồi đã gặp rất nhiều khó khăn do đó khó có khả năng thu hút lao động trình độ cao do chế độ chưa thực sự phù hợp.

    Cùng với đó, số lượng sụt giảm trong tuyển sinh ở ngành này trong 2 năm qua đã khó để cung ứng lực lượng lao động mới bổ sung từ sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học. Đây là một thách thức rất lớn về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch khi mở cửa trở lại và đẩy nhanh tiến độ phục hồi đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chất lượng nguồn nhân lực - nhân tố then chốt tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành du lịch
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học thực hành trực tiếp tại tuyến điểm

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

    Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch và luôn cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, tập đoàn du lịch lớn. Những tác động của đại dịch COVID – 19 đối với ngành này, do đó trong hoạt động đào tạo nhà trường cũng có sự thích ứng nhanh và linh hoạt trong phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực - nhân tố then chốt tạo ra sự đổi mới và đột phá cho giai đoạn phục hồi và phát triển của ngành du lịch
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học thực hành trực tiếp tại tuyến điểm

    Trước xu hướng mới của ngành du lịch, yêu cầu đối với công tác đào tạo nghề đối với sinh viên ngành du lịch học tại trường hoặc đào tạo lao động tại các doanh nghiệp du lịch. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm trong hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng, nghiệp vụ du lịch trong bối cảnh mới. Đưa các nội dung về nghiệp vụ phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn vệ sinh an toàn cho du khách, cập nhật các kiến thức mới về du lịch trong giáo dục. Đồng thời, lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Thực hiện ứng xử văn minh du lịch, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

    Bên cạnh đào tạo các kỹ năng mềm cho người học, nhà trường đặc biệt thích ứng nhanh với số hóa các kiến thức chuyên ngành cho sinh viên – đào tạo “kỹ năng số”. Sau khi tốt nghiệp sinh viên nhà trường sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết đảm bảo thích ứng nguồn nhân lực của xã hội, cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập cao.

Người thực hiện: Trần Thị Lan – Trung tâm Liên kết đào tạo và Quan hệ doanh nghiệp

Nguồn tin: hcct.edu.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo