Nhiều người không may mắn khi cơ thể bị khuyết tật. Tuy nhiên, không vì vậy mà học lại buông xuôi, phó mặc cho số phận. Từ chỗ bi quan và bế tắc, họ đã vươn lên trong cuộc sống và lan tỏa giữa đời thường. Tiêu biểu trong những tấm gương ấy đáng kể đến ông Nguyễn Văn Biên – đội 8 thôn Trung Quan, Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội với tấm gương “chuyến đò tình người ” của người tàn mà không phế.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em, hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng ông luôn có ý thức tự lập, để vươn lên trong cuộc sống. Với lối sống hòa nhã, giản dị ông luôn được mọi người tin yêu, quý trọng. Năm 1981, Ông đi học nghề cơ khí, lái máy ủi tại đơn vị 22 đoàn 56, binh đoàn 11 đóng tại Xuân Mai – Hòa Bình.
Sau 3 năm học nghề Ông được đơn vị cho ở lại làm việc. Năm 1986, trong một lần tham gia lao động đánh bộc phá để khai thác than tại Cửa Ông – Quảng Ninh, không may Ông bị tai nạn cụt 1 chân, mắt bên phải thị lực còn 3/10. Ông điều trị tại bệnh viện quân đội 108 hơn 3 năm, sau đó về nằm điều trị tại bệnh xá binh đoàn.
Năm 1991, bà Nguyễn Thị Giáo cô gái cùng thôn Trung Quan cảm phục trước tinh thần vượt khó nên bằng lòng làm vợ ông. Bắt đầu lại với một cơ thể không nguyên vẹn, ông Sơn trăn trở suy nghĩ rất nhiều về cuộc sống sau này.
Ông cho biết: Lúc ấy tôi không muốn mình là gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Nếu như vậy tôi phải làm gì để mưu sinh, nuôi sống bản thân, vợ, con! Trong đầu cứ loay hoay với những ngổn ngang suy nghĩ? Sau những trăn trở, tôi thấy mình sinh ra là con nhà nông, tại sao mình không thử làm nghề liên quan đến nông nghiệp để kiếm sống!
“Chuyến đò tình người” xuất phát từ sự khó khăn vất vả của cư dân địa phương
Được sự động viên khích lệ của gia đình người thân Ông bắt đầu việc trồng cây ăn quả bên bãi. Việc cầm cuốc, cầm xẻng với một người đủ chân tay đủ mắt đã khó huống chi với một người như Ông. Trồng cây thì không có hiệu quả, những lúc như vậy ông rất buồn, muốn bỏ cuộc. Nhưng nhìn vợ và những đứa con lúc ấy,
Ông đã cố gắng vượt qua. Nhìn vào tình hình thực tế Xã của Ông là một xã ven sông Hồng việc đi lại của người dân sang thành phố có nhiều khó khăn khi phải đi rất xa mới có cầu để qua sông. Nhờ anh chị em, họ hàng cho vay tiền, Ông đầu tư mua thuyền để chở người dân qua sông để đi lại thuận tiện hơn và từ đó” chuyến đó tình người” xuất hiện
Các bạn sinh viên không phải đi hơn 30 km để sang thành phố để đi học, nhân dân cũng thuận tiện cho việc buôn bán và đi lại hơn. Những ngày mưa gió ông vẫn cùng vợ dậy từ 4h sáng để trở những người dân sang sông cho kịp phiên chợ.
Những ngày trở trời chân của Ông lại đau nhức từng hồi, vợ con xót xa bảo Ông nghỉ ngơi nhưng ông vẫn cười nói “ còn sức thì còn phải làm, đau thế này nhằm nhò gì, Tôi không chở người dân đi kiểu gì?”.
Hằng đêm Ông vẫn lọ mọ chở những chuyến đò tình người qua sống, nhìn người dân đứng nghỉ ngơi trên con đò của mình sau những giờ làm việc ca kíp vất vả, đôi mắt ông lại sáng lên nụ cười mãn nguyện.Những lúc không có khách Ông lại lái đò chạy vòng vòng lượn những túi nilon, vỏ chai mà một sống người vô ý thức đã vứt xuống sông.
Những hiểm nguy rình rập với “chuyến đò tình người”
Có những buổi trưa tôi đi làm về đó là lúc ít khách nhất mới có thời gian nói chuyện với Ông. Tiếng máy đò khởi động bình bịch xóa tan không gian tĩnh lặng của buổi trưa “nắng rám trái bưởi”. Và trên chuyến đò vượt sông Hồng tôi cảm nhận rõ hơn những vất vả, gian truân của người lái đò.
Ông Biên bảo: Tháng 9 là mùa nước lũ dâng cao, sông Hồng cũng trở nên rộng hơn bao giờ hết. Khi bình thường sông hiền hòa là thế, vậy nhưng vào những ngày mưa, nước chảy dữ lắm, dưới lòng sông nhiều vũng xoáy, cộng với gió giật mạnh khiến đò cứ chòng chành.
Có hôm đang ở đoạn giữa sông, gió to làm con đò nghiêng ngả, ai cũng nháo nhào dồn về phía đầu đò, gây mất thăng bằng, rất nguy hiểm. Bây giờ, đò đã chạy bằng máy, công việc lái đò đỡ vất vả hơn xưa nhiều.
Tuy nhiên, khi có mưa giông, dùng máy cũng khá nguy hiểm vì động cơ có thể bị trục trặc bất cứ lúc nào… Chuyền đó tình người luôn bị rình rập bởi sức mạnh của thiên nhiên.
“Bình thường, công việc lái đò đã rất vất vả. Vào mùa mưa, nước sông dâng cao, chảy siết càng khiến người lái đò thêm áp lực, gặp khó khăn trong việc điều khiển đò…thế nhưng chuyến đò tình người vẫn thầm lặng qua sông mỗi ngày”. Đó là chia sẻ của ông Biên, đồng thời cũng là nỗi niềm chung của nhiều người lái đò ngang khi mùa nước lên cao.
Đến nay vừa tròn 35 năm gắn bó với nghề sông nước nên ông hiểu rõ từng bất trắc, nếm trải từng gian nan, nguy hiểm. Với lưu lượng người qua sông mỗi ngày khá đông nên áp lực lên con đò cũng rất lớn. Bến đò Khuyến Lương thuộc địa phận xã Văn Đức được nối với xã Trần Phú. Hiện tại, 2 đầu của bến đò có 2 phương tiện được cấp giấy phép hoạt động chở người và hàng hóa qua sông.
Niềm vui lao động từ “chuyến đò tình người”
Trung bình mỗi ngày, đò Khuyến Lương chạy trên 100 chuyến với khoảng trên 300 lượt hành khách và hàng trăm lượt phương tiện sang sông. Nhắc đến những kỷ niệm đã qua, ông Biên vẫn nhớ như in ngày trước khi ” chuyến đò tình người” còn chèo bằng tay,.
Có những lần mưa lớn bất thường, con đò của Ông phải đi ngược dòng nước, cách điểm xuất phát cả mấy trăm mét, sau đó mới lựa hướng gió cho thuyền trôi theo dòng, khéo léo cập bờ bên kia. Có lần, đò gần cập bến rồi mà vẫn bị nước cuốn xuôi, trôi một đoạn dài, phải cố gắng mãi mới đưa đò về đích. Hôm đó về nhà hai vai và cánh tay cứ đau nhức mỏi cả đêm.
Những hiểm nguy từ sông nước luôn rình rập người lái đò ngang là điều mà họ phải chấp nhận khi hành nghề. Song, có những hiểm nguy từ chính những vị hành khách lại là điều mà họ luôn cảm thấy bất an.
Ông Biên nhớ lại: Tôi đã không ít lần bị khách cho “ăn tát” vì “cái tội” họ muốn qua sông nhưng do không đủ điều kiện an toàn, hoặc vì cố chờ thêm một vài hành khách nữa để bõ công dầu máy nên tôi chưa chạy.
Hành khách thì “muôn hình vạn trạng”, có những người vô duyên, vô cớ sinh sự khi họ đang có chuyện bực tức trong người, nhìn thấy lái đò chạy chậm cũng tìm cách gây sự… Đúng là nghề “làm dâu trăm họ”. Khổ lắm cháu ạ!- ông Biên phân trần.
” Chuyến đò tình người” không chỉ là mưu sinh
Có dịp tiếp xúc, trò chuyện với những người lái đò đã có thâm niên trên 30 năm chúng tôi hiểu rằng với những con người này, lái đò không chỉ là nghề để mưu sinh, mà đó còn là không lỡ nhìn người dân vất vả khi đi một đoạn đường quá xa để đi sang thành phố.
Ông Biên chia sẻ: Hồi mới chèo đò, nhiều lần tôi thấy nhụt chí bởi nghề sông nước luôn tiềm ẩn những rủi ro, chưa kể áp lực phải đảm bảo an toàn sinh mạng cho hành khách trên mỗi chuyến đò, có những lúc cảm thấy như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Lâu dần cũng quen, nên tôi thấy gắn bó và yêu công việc chở khách qua sông đến lạ, dù thu nhập chẳng đáng là bao. Chỉ cầu trời được khỏe mạnh, chắc tay lái để hàng ngày các chuyến đò được cập bến bình yên…
Ông nhớ lại: Cách đây gần 10 năm, vào một buổi sáng mùa đông, như mọi ngày tôi chở các cháu học sinh sang sông. Đi đến giữa dòng thì bất ngờ có một cậu học trò nhảy ùm xuống.
Tình huống xảy ra quá nhanh nên các học sinh trên đò hoảng loạn, la hét. Trong chốc lát, tôi trấn an tinh thần các cháu và nhanh chóng cho thuyền cập bến để các cháu còn lại trên đò được an toàn, rồi vội lao xuống dòng nước siết, bất chấp hiểm nguy và giá lạnh để cứu cậu học trò.
Với sự trợ giúp tích cực của một số học sinh biết bơi trên “chuyến đò tình người” năm ấy, cuối cùng chúng tôi cũng tìm và đưa được cậu học trò lên bờ, kịp thời giành lại sự sống cho cháu.
Cứu được cậu học trò thì cũng là lúc chúng tôi người ướt sũng, lạnh toát vì lặn ngụp dưới dòng sông băng giá. Nhưng cứu sống được cậu học trò nhỏ thôi, cũng đủ làm ấm lòng người lái đò, đó thực sự là niềm hạnh phúc – ông Biên cười tươi.
Tâm sự về chuyện nghề, ông Biên không giấu nổi niềm xúc động: Nhớ lại những năm 80, tôi đã không ít lần bất chấp đêm đông, giá lạnh và những hiểm nguy để đưa những người lính khi họ từ chiến trường xa trở về với gia đình. Bởi vì tôi biết với họ thì việc sớm được ở bên người thân từng giây, từng phút là rất quý giá.
Những người lái đò, mỗi người có một hoàn cảnh riêng và nhiều nét khác nhau nhưng ở họ có chung một điểm, đó là: bơi giỏi, da đen sạm vì dãi dầu nắng gió, âu cũng là nghiệp của họ! Đặc thù công việc còn hằn sâu trong tính cách của người lái đò: trầm tĩnh, cẩn trọng, chắc chắn.
Bây giờ khi nhiều cây cầu đã được bắc ngang sông, người đi đò vì thế cũng ít hơn, đã có nhiều người khuyên ông bỏ nghề lên bờ ở dứt.
Thế nhưng với ông đã có hơn nửa đời người gắn bó với nghề với những chuyến đò tình người thì dường như những con đò, những dòng sông, những con sóng ì oạp mạn thuyền với những tiếng gọi đò ơi ới khi muốn sang ngang… đã níu giữ họ ở lại.
Bên cạnh những chuyến đò tình người đó vợ chồng Ông Biên trồng rau màu theo mùa. Ngoài trồng cây ăn quả và rau sạch, Ông mạnh dạn nuôi thêm lợn sạch mỗi năm xuất chuồng 2 lứa.
Ông trời cũng không phụ lòng người, nhờ tích cực tham gia các lớp chuyển giao khoa học – công nghệ, học hỏi kinh nghiệm từ những người khác nên năng suất trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn của gia đình ngày càng tăng.
Sau một thời gian tích cóp, năm 2009 Ông đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng khang trang, sạch đẹp diện tích 120m2 với số tiền khoảng 700 triệu đồng.
Hoàn cảnh gia đình ông đặc biệt như vậy nhưng ông bà vẫn cố gắng lo cho 3 con ăn học. Đáp lại sự vất vả của cha mẹ, các con đều chăm ngoan học gii, con gái lớn của ông đã học xong đại học và có việc làm ổn định, con gái thứ 2 đã xây dựng gia đình, con gái út đang học lớp 8 trường Trung học cơ sở Văn Đức 8 năm liền đều đạt học sinh giỏi. Nhiều năm liền, gia đình ông đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Ông còn tích cực tham gia công tác xã hội như: Vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa trồng cây ăn quả; giúp đỡ những người khó khăn…
Sự phấn đấu của ông đã góp một phần hết sức quan trọng thể hiện một tấm gương sáng vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất để xây dựng quê hương như lời căn dặn của Bác “Tàn nhưng không phế”. Co lẽ không thể đếm hết những giọt mồ hôi nhưng hạnh phúc của ông chủ ” chuyến đò tình người” khi đã sẵn sàng giúp đỡ nhân dân.
Ông đã chứng minh từ câu chuyện chuyến đò tình người đến các hoạt động mưu sinh khác của mình để cho mọi người thấy được một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội và chuyến đò tình người vẫn hàng ngày sớm tối đi về trên sông.
Để biết thêm được nhiều tấm gương sáng giữa đời thường các bạn xem tại đây: https://hcct.edu.vn/gioi-thieu/guong-dhtt-ntvt/
Người thực hiện: Nguyễn Đăng Tân – Giảng viên Bộ môn GDTC – QP,AN