Mục lục
- 1 Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin
- 1.1 Ngành Công nghệ thông tin là gì?
- 1.2 Tại sao các bạn nên chọn ngành Ngành Công nghệ thông tin ?
- 1.3 Học Công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng được học những gì?
- 1.4 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- 1.5 Mức thu nhập của ngành công nghệ thông tin
- 1.6 Học phí của Ngành Công nghệ thông tin
- 1.7 Hình thức tuyển sinh
- 1.8 Nộp hồ sơ tại
Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin
Tên ngành, nghề: Công nghệ thông tin
Mã ngành, nghề: 6480201
Thời gian khóa học: 3 năm
Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin (CNTT), hay còn gọi là Information Technology (IT), là một lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng máy tính và phần mềm để xử lý, lưu trữ, truyền tải và quản lý thông tin. Nó bao gồm nhiều mảng khác nhau như phát triển phần mềm, quản trị mạng, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, và khoa học dữ liệu.
Ngành công nghệ thông tin không được coi là ngành mới trong hệ thống các ngành đào tạo nững lại luôn là các ngành HOT nhất hiện nay. Thời đại công nghệ, con người gắn liền với hoạt động số trên mọi lĩnh vực với nhiều nền tảng khác nhau, chính vì thế mà ngành công nghệ thông tin luôn phát triển và đi rước đón đầu các hoạt động của xã hội để đáp ứng nhu cầu con người.
Công nghệ thông tin là ngành mà đòi hỏi luôn phải đổi mới sáng tạo, phải đi tắt đón đầu trong lĩnh vực công nghệ. Sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin nó không bó hẹp trong một ngành, 1 lĩnh vực hay một quốc gia mà mang tính chất toàn cầu bùng nổ công nghệ thông tin. Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ như vậy cũng tạo ra thách thức đối với nguồn nhân lực của lĩnh vực này, đổi mới tư duy, trẻ hóa đội ngũ, thay đổi nhân sự là cần thiết được thực hiện.
Tại sao các bạn nên chọn ngành Ngành Công nghệ thông tin ?
Tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, ngành CNTT sẽ đóng góp 20% GDP và cần 1,5 triệu nhân lực. Các lĩnh vực như AI trong y tế, fintech, và smart city sẽ là động lực chính.
Trong 5 năm tới, ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam được dự báo sẽ cần thêm khoảng 700.000 nhân lực. Tuy nhiên, số lượng sinh viên CNTT tốt nghiệp hàng năm tại các trường Cao đẳng, Đại học chỉ khoảng 50.000, và chỉ một phần nhỏ trong số đó đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là ở các vị trí như lập trình viên và kỹ sư phần mềm. Sự phát triển của các startup công nghệ và sự mở rộng của các tập đoàn công nghệ lớn như FPT, VNG, và Viettel là động lực chính. Ngoài ra, việc nhiều công ty đa quốc gia như Intel, IBM, và Samsung đặt trung tâm R&D tại Việt Nam cũng góp phần tăng nhu cầu.
Học Công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng được học những gì?
– Bảo trì máy tính (Lập kế hoạch, triển khai sửa chữa bảo hành, bảo trì máy tính, bảo vệ dữ liệu, xử lý sự cố máy tính,…)
– Phương pháp hai thác dịch vụ công nghệ thông tin (Quản lý, vận hành các hệ thống dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin), Quản trị hệ thống phần mềm (Quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu của phần mềm)
– Quản trị cơ sở dữ liệu (nhận, xử lý và trích lọc dữ liệu, kết xuất dữ liệu,…); Dịch vụ khách hàng (Xử lý thông tin về ứng dụng, sản phẩm Công nghệ thông tin, cung cấp hỗ trợ phần cứng máy tính, phần mềm khi cần thiết)
– Lập trình ứng dụng (phần mềm ứng dụng, thiết kế web); Quản trị mạng máy tính (đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng). ……
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:
– Kỹ thuật viên chuyển giao phần mềm ứng dụng;
– Kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
– Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống máy tính;
– Kỹ thuật viên quản lý hệ thống mạng;
– Kỹ thuật viên thiết kế và quản trị website;
– Kỹ thuật viên thiết kế đa phương tiện;
– Nhân viên: văn phòng, quản lý phòng máy tính, kinh doanh các thiết bị phần cứng, phần mềm,…
– Lập trình viên phần mềm ứng dụng, kỹ thuật viên thiết kế web, kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm…
– Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin
– Quản trị hệ thống phần mềm
– Quản trị cơ sở dữ liệu
– Dịch vụ khách hàng
– Xử lý ảnh, đồ họa.
Mức thu nhập của ngành công nghệ thông tin
Thu nhập trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, và loại hình doanh nghiệp. Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường thường dao động từ 7 – 12 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm từ 2-3 năm, mức lương có thể lên tới 15 – 30 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn nếu có kỹ năng chuyên môn cao. Các vị trí quản lý, trưởng nhóm, hay chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học dữ liệu, điện toán đám mây, có thể đạt mức lương 30 – 70 triệu đồng/tháng hoặc hơn.
Học phí của Ngành Công nghệ thông tin
Là một trường trong hệ thống đào tạo công lập, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội được đánh giá mà cơ sở có mức học phí khá hấp dẫn, phù hợp với nhiều sinh viên có điều kiện kinh tế trung bình thấp. Mức học phí được thực hiện theo Quy định của nhà nước đối với các trường Công lập.
Dự kiến học phí năm học 2025 – 2026: 1.880.000/Tháng
Hình thức tuyển sinh
Xét tuyển học bạ lớp 12
Nộp hồ sơ tại
Phòng đào tạo trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: (024) 37641121 – (024)37921179 – 084.886.1179
Website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/
Fanpage Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
https://www.facebook.com/hcct.edu.vn
https://www.facebook.com/tscaodangthuongmaidulichhn