Hé lộ nhiều điều thú vị về nghề đầu bếp

Trở thành đầu bếp và bếp trưởng là mơ ước của nhiều thanh niên trẻ hiện nay, không chỉ là công việc chế biến món ăn hay mức thu nhập cao hay thấp mà còn là đam mê ngành dịch vụ. Vậy điều gì hấp dẫn họ hướng tới nghề này đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài điều thú vị về nghề đầu bếp nhé.

Giờ học của CÔ và Trò sinh viên ngành Công nghệ chế biến - HCCT
Giờ học của CÔ và Trò sinh viên ngành Công nghệ chế biến – HCCT
  1. Đồng phục đầu bếp

– Mũ đầu bếp
– Khăn quàng
– Áo bếp đầu bếp
– Quần đầu bếp

Mũ đầu bếp

Điều thú vị về nghề đầu bếp được bật mí đầu tiên là chiếc mũ.

Có 4 loại mũ cho đầu bếp:

– Mũ Beret Mũ hình trụ ngắn, vành tròn
– Mũ Skull cap: hình trụ đơn thuần
– Mũ Toque: xếp nếp hình trụ ông màu trắng
– Mũ Flared Toque: có vành tròn vừa đâu, phần trên phồng

Đặc biệt là loại mũ Toque được Marie-Antoine Careme sáng tạo ra vào giữa những năm 1800. Có giai thoại rằng 100 nếp gấp trên chiếc mũ Toque chính là 100 cách chế biến khác nhau cho món trứng. Chiều cao và số lượng nếp gấp trên chiếc mũ Toque thể hiện kinh nghiệm của người đầu bếp có tay nghề. Phần vành mũ được cho là nhằm giúp thấm mồ hôi.

Áo đầu bếp

Bật mí 2 của những điều thú vị về nghề đầu bếp đó là chiếc áo. Có 2 loại áo:

– Áo truyền thống: Có 2 lớp bằng vải cotton để bảo vệ người đầu bếp. Vạt áo có thể để giữ áo sạch sẽ và tác phong chuyên nghiệp. Áo có hai hàng cúc dài tay, màu trắng.

– Áo hiện đại: Áo thường có màu, ngắn tay, có thể thêm biểu tượng theo thiết kế riêng trên ngực áo.

Mục đích của việc mặc áo đầu bếp là:

– Loại áo khoác có hai vạt cúc được thiết kế cho các đầu bếp để tránh hơi nóng  trong quá trình nấu nướng, giúp các đầu bếp dễ thở hơn.

– Màu trắng nhằm giúp các đầu bếp dễ dàng dùng các loại thuốc tẩy không có do để tẩy trắng vết ố trên áo.

– Các hàng khuy cài bằng vải giúp các đầu bếp đỡ căng thẳng hơn khi làm việc vì chúng có thể được cởi bỏ dễ dàng và nhanh chóng khi cần.

Khăn quàng

Khăn quàng bằng vải cotton, còn được gọi là khăn đầu bếp thường được quàng để giúp đầu bếp tránh nhiệt và thấm mồ hôi.

Giờ học cả Cô và Trò sinh viên ngành Công nghệ chế biến – HCCT

  1. Thiết bị và dụng cụ bếp

Điều thú vị về nghề đầu bếp tiếp theo là thiết bị và dụng cụ làm bếp.

Dao bếp

– Dao bằng thép cacbon yêu cầu giữ gìn cẩn thận hơn dao bằng thép không gỉ.
– Dao bếp trưởng: Có chiều dài từ 12 – 15 inches, thường dùng để chặt
– Dao Santoku: Một loại dao Nhật thường được dùng thay thế cho loại Chef’s Knife.
– Dao có răng cưa: Rất hữu dụng khi cắt các thực phẩm có cấu trúc bên ngoài và bên trong khác nhau, ví dụ như bánh mì, cà chua.
– Dao gọt: Dài 6-12 cm. Được dùng để làm các công việc nhẹ nhàng như lột vỏ, lấy lõi hay cắt tỉa.

Phụ kiện

– Dao Thái: Thường được dùng để thái thức ăn chín. Thường dài 8 – 10 inches, đủ sắc để  có thể lọc xương thịt riêng.

– Dao lọc xương: Dùng để lóc xương thịt sống như thịt gia cầm hoặc cá. Có chiều dài khoảng 6 inches, mỏng và lưỡi sắc.

– Dao chẻ: Loại dao có lưỡi dày, hình chữ nhật, dùng để tách xương hay cắt các loại nguyên liệu cứng.

Dụng cụ đặc biệt

– Máy xay thực phẩm: Như máy xay sinh tố nhưng có thêm các lưỡi dao, khi xay thực phẩm không phải thêm nước.

– Máy xay cầm tay: Ta có thể xay thực phẩm ngay trong vật chứa.
– Máy làm mì: Dụng cụ dùng để thái các miếng bột thành sợi mì mỏng.
– Máy xay mini: Dụng cụ xay cầm tay rất tiện dụng, cho phép bạn xay mịn thực phẩm.
– Bàn nạo: Một dụng cụ thái rau củ giúp bạn thái mỏng thực phẩm mà nếu dùng dao thông thường không thể làm được

Dụng cụ và máy móc thông dụng

– Lò nướng công nghiệp
– Tủ chiên thực phẩm
– Tủ hấp cơm công nghiệp
– Tủ lạnh công nghiệp
– Lò nướng đối lưu
– Tủ giữ nhiệt thực phẩm
– Máy làm kem công suất lớn

  1. Các vị trí khác trong bếp

– Bếp phó: vị trí sau bếp trưởng. Có nhiệm vụ quản lý nhân viên và công việc chế biến các món ăn theo thực đơn.
– Trưởng ca: Là đầu bếp chuyên phụ trách chế biến một món ăn riêng, đặc biệt trong thực đơn mà đầu bếp đó làm tốt nhất. Trực tiếp chuẩn bị các công việc bếp núc của các nhân viên trong bếp và phụ giúp bếp trưởng.
– Phó ca: Cũng giống như đầu bếp bộ phận, các phụ tác này chuyên phụ trách chế biến một loại món nhất định trong thực đơn. Họ cũng là người trực tiếp phân công nhiệm vụ cho các nhân viên chế biến các món ăn đặc biệt. – Trưởng bếp bánh: Phụ trách chế biến các món tráng miệng trong thực đơn. Các đầu bếp này phụ trách làm các món bánh, chocolate và các món ăn ngọt khác.
– Các nhân viên bếp khác: Làm việc theo sự chỉ đạo của bếp trưởng.

        

Có thể nói với những điều thú vị trong khu bếp của các nhà hàng, khách sạn dù ở đẳng cấp nào đi chăng nữa thì người đầu bếp vẫn phải tuẩn thủ nhưng quy định khi làm việc. Những quy định đó khi đã tạo thành thói quen sẽ trở thành niềm đam mê tạo nên sự sáng tạo trong công việc để tạo ra những món ăn không chỉ đảm bảo ngon, đủ dinh dưỡng mà còn là các tác phẩm nghệ thuật mà nhiều khi du khách chỉ muốn ngắm nhìn và thưởng thức bằng sự hấp dẫn của nó.

Nếu bạn muốn trở thành đầu bếp và khám phá những điều thú vị trong phòng bếp và chuyên gia sáng tạo ẩm thự, hãy tham gia các khóa học đào tạo thuộc ngành kỹ thuật chế biến món ăn của chúng tôi – Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội với các hệ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp và ngắn hạn thực sự phù hợp với bạn nhé!

Người thực hiện: Minh Tâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN MỚI CẬP NHẬT

TIN TUYỂN SINH