Sáng tạo là đam mê của bạn? Bạn yêu thích nghệ thuật và công nghệ? Bạn muốn tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo, ấn tượng và lan tỏa? Với những đặc điểm tính cách trên, cá nhân tôi thấy bạn sẽ rất hợp với ngành truyền thông đa phương tiện. Tôi đoán là bản thân bạn cũng đang có khá nhiều câu hỏi như ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Sau này ra làm gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Truyền thông đa phương tiện là gì?
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển dẫn đến sự ảnh hưởng của những thiết bị công nghệ cũng như các phương tiện truyền thông ngày càng được phổ biến. Nếu trước đây, việc truyền thông chỉ được hiểu như là những bài viết, những mẫu quảng cáo được viết, in lên những bài báo hay được phát lên truyền hình thì ngày nay, với công nghệ hiện đại, những thông điệp truyền thông lại ngày càng được truyền tải một cách tinh tế, sáng tạo cũng như phong phú.
Việc truyền đạt thông tin có thể đơn giản như viết một đoạn văn bản rồi post nó lên mạng cho đến việc truyền tải những thông tin đó qua những đoạn clip Shorts, Tik Tok,… với những hình ảnh và âm thanh vô cùng sinh động. Độ sinh động và thú vị của những thước phim, hình ảnh đó phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm, kinh nghiệm của những nhân viên truyền thông đa phương tiện.
Truyền thông đa phương tiện làm gì?
- Nhìn chung, nhân viên truyền thông đa phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thông tin, hình ảnh, sản phẩm với mục đích là truyền tải nó đến với công chúng thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà một nhân viên truyền thông đa phương tiện làm
* Sáng tạo nội dung
Những người sáng tạo nội dung có thể được coi như là phần cốt lõi, phần “tim” đóng vai trò rất quan trọng trong việc chiến dịch truyền thông có thành công hay không. Những người này thường làm những việc như viết bài, soạn thảo các bài viết, kịch bản, bài báo cho video, podcast hay những bài đăng trên mạng xã hội. Đôi khi, họ cũng sẽ là những người đảm nhiệm việc thiết kế đồ họa, banner, thumbnail cho video hay là làm những ấn phẩm in ấn.
Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò quay phim, cắt ghép, thêm hiệu ứng,… cho những video quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cũng như đóng vai trò chèn, thiết kế âm thanh cho video hay clip đó. Nhìn chung, những nhân viên sáng tạo nội dung sẽ làm phần “hậu trường”, làm cho những thông tin được đưa đến với đại chúng thêm phần sinh động; phong phú, qua đó thu hút được thêm những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
* Quản lý kênh truyền thông
Trái với những người sáng tạo nội dung, những nhân viên này lại đóng vai trò như “bộ mặt” của công ty đứng ra truyền thông. Họ sẽ là những người trực tiếp đứng ra để quản lý, xây dựng những kênh truyền thông như Facebook, Youtube, Tik Tok, Spotify,…
Không chỉ vậy, những người này còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tương tác, trả lời bình luận hay giải đáp thắc mắc của những khách hàng. Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò phân tích các chiến dịch truyền thông, từ đó đưa ra những định hướng phát triển phù hợp.
* Thực hiện các chiến dịch truyền thông
Thay vì đóng vai trò quản lý như ở trên, những nhân viên này sẽ trực tiếp làm những hành động để có thể hỗ trợ cho những người quản lý truyền thông. Họ sẽ là người xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định rõ mục tiêu cụ thể, phân khúc đối tượng mục tiêu, cũng như phân bổ ngân sách hiệu quả. Tiếp theo đó, họ sẽ triển khai các những hoạt động đó và đảm bảo tuân thủ kế hoạch đã đề ra, đồng thời điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Ngoài ra, họ cũng sẽ là người sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả của chiến dịch, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
* Quản lý trang web
Ngoài ra, còn một vị trí nữa đó là quản lý trang web. Những người này sẽ là những người thiết kế cũng như quản lý website, ứng dụng với mục đích đáp ứng nhu cầu thị yếu của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng đối với trang web, ứng dụng đó. Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò Quản lý và cập nhật nội dung website một cách thường xuyên, đảm bảo tính chính xác, hấp dẫn và phù hợp với chiến lược truyền thông.
Nhìn chung, Truyền thông đa phương tiện là một ngành thú vị, đầy tiềm năng và luôn thay đổi để cho phù hợp với thị trường đại chúng.
Những ưu thế khi học ngành Truyền thông đa phương tiện tại HCCT
Ngành truyền thông đa phương tiện tại HCCT mang đến môi trường học tập năng động và thực tiễn. Sinh viên không chỉ phát triển kỹ năng giao tiếp linh hoạt qua nhiều hình thức mà còn được trải nghiệm thực tế qua các hoạt động sáng tạo và sự kiện.
– Thực hành chiếm 70% chương trình học, giúp sinh viên sớm tiếp cận với công việc thực tế.
– Tham gia và tổ chức các sự kiện, làm phim quảng cáo, sản xuất phim ngắn, và nhiều hoạt động thực tế khác tại trường.
– Được thực tập tại các doanh nghiệp uy tín, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
– Môi trường học kết hợp Thực học – Thực hành – Thực chiến, với các đồ án, seminar, hội thảo chuyên đề và cơ hội gặp gỡ chuyên gia trong ngành.
Ngành truyền thông đa phương tiện không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn tạo cơ hội để sinh viên phát triển kỹ năng thực tiễn qua các hoạt động sáng tạo và trải nghiệm thực tế. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê sự năng động, sáng tạo và mong muốn thử sức trong một môi trường chuyên nghiệp, đầy thách thức.
Thông tin liên hệ
Nộp hồ sơ tại: Phòng đào tạo trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: (024) 37641121 – (024)37921179 – 084.886.1179
Website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/
Fanpage Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
https://www.facebook.com/hcct.edu.vn
https://www.facebook.com/tscaodangthuongmaidulichhn
Nguyễn Lan Phương – khoa Ngoại ngữ