Marketing trong du lịch tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng, giúp doanh nghiệp, các công ty lữ hành duy trì danh tiếng, gia tăng lòng tin và mở rộng thị trường. Nếu chiến lược tiếp thị đạt hiệu quả, vừa mang khách hàng đến với dịch vụ mà còn khơi dậy trong họ khát khao trải nghiệm thì đây được gọi là một chiến lược thành công. Cùng trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) tìm hiểu ngay về định nghĩa, vai trò của marketing trong du lịch dưới đây!
Mục lục [Ẩn]
Marketing trong du lịch là gì?
Khi nhắc đến marketing trong du lịch thì có nghĩa là chúng ta đang nói đến cách thu hút và giữ chân khách hàng thông qua những chiến lược tiếp thị sáng tạo, hiệu quả. Marketing là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, mỗi thông điệp quảng bá cần truyền tải được thông tin, chạm đến trái tim của khách hàng để dần tạo ra chuyển đổi.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), marketing trong du lịch được ví như một triết lý quản lý. Nó đặt khách hàng vào trung tâm, nghiên cứu sâu sắc nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và chạm đến cảm xúc khách hàng.

Hệ sinh thái marketing trong du lịch bao trùm mọi lĩnh vực: khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng, homestay; các hãng hàng không, dịch vụ thuê xe, nhà hàng đậm đà hương vị địa phương; các đại lý du lịch truyền thống, các nền tảng lữ hành online. Tất cả những yếu tố này đều góp phần nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho chính khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, đại lý du lịch.
Phân tích 4P Marketing trong du lịch
Trong du lịch, mô hình 4P chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả, trong đó bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Quảng bá). Mỗi yếu tố đều đóng vai trò như một mảnh ghép cùng nhau tạo nên bức tranh tiếp thị hoàn chỉnh.
Product (Sản phẩm)
Mỗi địa điểm, mỗi tour du lịch đều mang đến cho du khách cả một trải nghiệm hấp dẫn. Sản phẩm du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố: những di tích lịch sử mang dấu ấn thời gian, nền ẩm thực đậm đà bản sắc, hệ thống khách sạn sang trọng hoặc những căn homestay mộc mạc. Một tour du lịch hấp dẫn cần đáp ứng nhu cầu và khơi gợi cảm xúc, khiến du khách muốn quay lại thêm nhiều lần nữa.
Price (Giá cả)
Giá cả là yếu tố phần nào nói lên mức độ kỳ vọng của du khách đối với các tour du lịch. Một chuyến đi có thể bao gồm vé máy bay, khách sạn, phương tiện di chuyển, ẩm thực và những hoạt động giải trí đa dạng. Việc định giá chuyến đi cần dựa trên giá trị thực tế của dịch vụ nhưng cũng cần để cho du khách cảm thấy “đáng giá từng đồng” khi quyết định xuống tiền.

Place (Phân phối)
Không giống như những sản phẩm hữu hình, du lịch là một sản phẩm dịch vụ vô hình, đòi hỏi cách tiếp cận khách hàng thông minh. Các kênh phân phối của sản phẩm du lịch cũng cần được mở rộng mạnh mẽ trên các nền tảng số như website, social, blog du lịch, OTA (Online Travel Agency) hay các ứng dụng di động đặt vé du lịch. Sự phát triển của công nghệ đã biến quá trình tiếp cận khách hàng trở nên nhanh chóng, thuận tiện và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.
Promotion (Quảng bá)
Ngày nay, bạn rất dễ dàng bắt gặp những nội dung quảng bá về du lịch, tour du lịch trên các nền tảng số. Một số nền tảng không thể không nhắc đến như: Facebook, TikTok, Youtube, Instagram đã trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp truyền tải dịch vụ thông qua các nội dung viral, hấp dẫn.
Thậm chí, các doanh nghiệp còn thuê KOL, KOC trực tiếp tham gia trải nghiệm dịch vụ, nhằm tạo niềm tin với đối tượng khách hàng tiềm năng. Đôi khi, một video ngắn quay lại hoàng hôn trên biển, một bức ảnh check-in giữa rừng hoa hay một bài viết chia sẻ kinh nghiệm vi vu cũng đều có thể tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, làm tăng cảm hứng du lịch của hàng triệu người.
Vai trò của Marketing trong du lịch
Các hoạt động marketing trong du lịch là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, định vị thương hiệu và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là những vai trò chính của marketing trong du lịch đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Nâng tầm hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu chính là những dấu ấn của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Yếu tố cần quan tâm đầu tiên trong một chiến lược marketing đó chính là gia tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng niềm tin, khơi dậy cảm xúc và tạo sự gắn kết dài lâu. Thông qua các chiến dịch quảng bá sáng tạo, những câu chuyện truyền cảm hứng cùng feedback thực tế từ khách hàng, doanh nghiệp có thể vẽ nên bức tranh thương hiệu sống động, đầy sức hút.
Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Không có chiến lược tiếp thị nào thành công nếu bạn nhắm mục tiêu sai đối tượng. Khi xác định chính xác được đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phân bổ ngân sách hợp lý, tối ưu hóa nguồn lực và các chiến dịch marketing trong du lịch cũng đạt hiệu quả cao.
Khi tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp không chỉ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa, giúp du khách cảm thấy được thấu hiểu và trân trọng.

=>Xem thêm: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Gia tăng doanh thu và lợi nhuận
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, marketing chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và tối ưu lợi nhuận. Các hoạt động tiếp thị hiệu quả còn giúp thu hút khách hàng mới và giữ chân những vị khách trung thành, tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Từ việc thiết kế các gói tour hấp dẫn, tung ra ưu đãi giá cả hợp lý đến triển khai những chương trình khuyến mãi độc đáo, marketing trong du lịch giúp doanh nghiệp kích thích nhu cầu, thúc đẩy quyết định mua hàng và nâng cao giá trị thương hiệu. Một chiến dịch tiếp thị đúng hướng không chỉ mang lại lợi nhuận ngắn hạn mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Tạo sự khác biệt và bứt phá trong cạnh tranh
Ngành du lịch luôn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, sự so sánh giá ngầm giữa các đại lý, nhưng điều gì làm nên sự khác biệt của bạn giữa hàng nghìn lựa chọn? Câu trả lời chính là marketing trong du lịch, công cụ này giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, tạo dấu ấn riêng biệt và thu hút khách hàng tiềm năng.
Thay vì cung cấp những dịch vụ, tour du lịch đại trà, doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, sáng tạo những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt. Chính sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và còn phát đạt giữa thị trường đầy thách thức.
Hợp tác với các đối tác chiến lược
Trong marketing du lịch, không ai có thể thành công một mình. Bởi vậy, hợp tác với các đối tác chiến lược vừa giúp doanh nghiệp nâng tầm ảnh hưởng, vừa được lợi đôi bên. Những đối tác này có thể là các khách sạn lưu trú, hãng hàng không, công ty lữ hành, nhà hàng địa phương, các nền tảng đặt vé du lịch online.
Những chiến lược marketing trong du lịch hiệu quả
Để marketing trong du lịch phát huy tối đa hiệu quả, bạn có thể tham khảo những chiến lược marketing hiệu quả dưới đây.
Xây dựng hệ thống đặt tour trực tuyến
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều sở hữu hệ thống đặt phòng và tour du lịch trực tuyến nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Theo khảo sát của Travelport, việc sử dụng nền tảng đặt phòng trực tuyến giúp các đại lý du lịch tiết kiệm tới 76% thời gian, đồng nghĩa với năng suất cao hơn, chi phí nhân sự thấp hơn và chất lượng dịch vụ được nâng cao đáng kể.
Tối ưu hóa website doanh nghiệp
Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Khi website của doanh nghiệp được tối ưu hóa thì sẽ giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, tăng lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm và chốt đơn.
Theo HubSpot, có đến 75% người dùng không bao giờ lướt qua trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là, nếu website của bạn không được tối ưu SEO, cơ hội để tiếp cận khách hàng sẽ bị giảm rất lớn.

Tăng cường marketing trên mạng xã hội
Tính đến năm 2024, Việt Nam có tới 78,44 triệu người sử dụng Internet, chiếm 79,1% dân số. Đây là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và Instagram.
Doanh nghiệp có thể tận dụng mạng xã hội để triển khai các chiến dịch quảng bá sáng tạo, như video giới thiệu điểm đến, livestream khám phá tour hoặc các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Nội dung càng chân thực, hấp dẫn và đánh trúng tâm lý khách hàng, khả năng lan tỏa càng cao.
Hợp tác với các influencers, KOL, KOC
Những người có sức ảnh hưởng như Influencers, KOLs hay KOCs đang ngày càng có chỗ đứng trong các chiến lược marketing du lịch. Theo trung tâm influencer marketing, 49% người tiêu dùng dựa vào đề xuất từ Influencers khi đưa ra quyết định mua hàng, trong khi 89% doanh nghiệp đánh giá ROI từ Influencer Marketing cao hơn hoặc tương đương các kênh tiếp thị truyền thống.
Để tối ưu hiệu quả từ Influencer Marketing, doanh nghiệp du lịch cần lựa chọn người có tệp khách hàng phù hợp với thương hiệu và chiến lược truyền thông. Hợp tác với Influencers để tạo ra nội dung chân thực nhằm gia tăng mức độ tin cậy và kích thích nhu cầu du lịch.
Trên đây là tất cả các thông tin mà HCCT đã tổng hợp được về chủ đề “Marketing trong du lịch là gì? Chiến lược 4P trong du lịch”. Marketing trong du lịch không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mà còn xây dựng thương hiệu phát triển bền vững. Khi nắm bắt tốt các xu hướng, sáng tạo trong các chiến lược thì các doanh nghiệp vừa thu hút du khách, vừa trở thành những đại sứ thương hiệu uy tín.
Các thí sinh và phụ huynh có thể cập nhật những thông tin về tuyển sinh và kì thi tại fanpage chính thức: Cao Đẳng Thương Mại và Du Lịch Hà Nội-HCCT