Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ dù rất nhạy bén, tri thức nhưng lại thiếu đi tư duy phản biện. Tư duy phản biện là gì? Hiện nay, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về tư duy phản biện, nhưng đa số đều cho rằng: Tư duy phản biện (hay Critical Thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng, có niềm tin đúng đắn về những thứ bạn tin tưởng.
Những người có tư duy phản biện tốt thường là những người tỉnh táo, có một góc nhìn rất khách quan về sự việc, cũng như có dẫn chứng lập luận rõ ràng, logic và chi tiết. Tầm quan trọng của nó là không thể chối cãi.
Bằng chứng là việc phần lớn những định nghĩa về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến sự rõ ràng và khả năng lập luận. Vậy, làm cách nào để rèn luyện được một tư duy phản biện tốt? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mục lục
1. Có một cái nhìn khách quan
Trước tiên, để có một tư duy phản biện tốt, bạn cần phải có một cái nhìn khách quan về vấn đề đó. Đừng giải quyết vấn đề bằng cảm tính, đặt cái tôi lên quá cao hay nhìn nhận chúng dưới góc nhìn của riêng bạn. Hãy hạ nó xuống và bỏ qua cảm xúc cá nhân của mình, thay vào đó là lý trí, logic và luận điểm, dẫn chứng cụ thể.
Chỉ có như vậy, bạn mới có thể dần dần thấy được toàn bộ “bức tranh” sự việc, qua đó tăng tính chính xác của lập luận.
2. Đặt ra nghi ngờ, giả định
Đưa ra giả định, nghi ngờ là không thể thiếu trong việc thực hành tư duy phản biện. Đừng sợ nghi ngờ mọi thứ, vì chỉ có nghi ngờ, thắc mắc thì bộ não chúng ta mới sinh ra sự “chống cự”, từ đó có thể hình thành được tư duy phản biện. Hãy luôn nhớ rằng, không thể tin vào một thứ gì đó mà không có một lập luận, một dẫn chứng cụ thể. Bạn không thể tin một ai đó chỉ vì ý kiến, lập luận của họ theo bạn là có vẻ đúng.
3. Sử dụng dẫn chứng thực tế
Cách rèn luyện tư duy phản biện tốt nhất đối với tất cả mọi người đó chính là sử dụng thực tế, nguồn dẫn uy tín để chứng minh. Bạn không thể chứng minh tin chuẩn hay không nếu không so sánh, xem xét các nguồn tin khác, hãy đọc báo.
Nếu đọc được một tin mà mình vẫn chưa tin nổi, thì hãy đi tìm, hãy đọc trên các nguồn tin khác, thậm chí là tham khảo những nguồn tin báo nước ngoài, sau đó mới có thể kết luận được rằng tin chuẩn hay chưa.
Tương tự vậy, khi ai đó nêu lên một nhận định, một khẳng định nào đó thì hãy liên tục đặt câu hỏi cho họ như “Tin chuẩn hay chưa?; bạn lấy bằng chứng, dẫn chứng ở đâu?;… Có như thế, khả năng lọc thông tin của bạn mới được cải thiện.
4. Tư duy ngược
Trước khi hình thành một nhận định, một ý kiến gì đó, hãy đảo ngược lại vấn đề. Lối tư duy đảo ngược vấn đề sẽ giúp bạn hiểu vấn đề đó “sâu” hơn, cũng như cặn kẽ hơn. Trong trường hợp nhận định đó là sai lệch, nó cũng vẫn sẽ giúp bạn có thể củng cố lại nhận định trước đó của mình.
5. Tích cực trau dồi kiến thức
Người có tư duy phản biện tốt thường ăn nói tốt, dễ dàng tranh luận với người khác. Tuy nhiên, để lập luận tốt, chúng ta cần không ngừng tìm tòi, trau dồi kiến thức nền tảng cũng như nắm vững thông tin cơ bản về những lĩnh vực trong ngành nghề mình đang tìm hiểu, và đôi khi là cả những ngành nghề không thuộc chuyên môn của mình.
Tập quan sát và học hỏi những kiến thức để khi tranh luận, bạn luôn là người nắm rõ những thông tin chính xác, qua đó nhằm tăng tính thuyết phục của luận điểm bản thân thông qua những dẫn chứng hợp lý, logic và chính xác.
6. Không phải ai cũng có sẵn tư duy phản biện
Tư duy phản biện không phải một kĩ năng trời phú, mà là một kĩ năng lâu ngày luyện tập mới hình thành được, kể cả những người thông minh, sáng dạ nhất cũng phải mất một khoảng thời gian không nhỏ để có thể học và thành thục được tư duy phản biện.
Vậy nên, hãy đừng nên tự ti chỉ sau vài lần tranh luận thua. Hãy tiếp tục kiên nhẫn, rèn luyện tư duy phản biện để có thể khôn ngoan hơn, già dặn hơn để không
Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Giảng viên khoa Ngoại ngữ