Mục lục
- 1 Giới thiệu về Ngành Truyền thông đa phương tiện
- 2 Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
- 3 Ngành Truyền thông đa phương tiện được học những gì?
- 4 Những ưu thế khi học ngành Truyền thông đa phương tiện tại HCCT
- 5 Học Ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
- 6 Mức lương ra trường của ngành Truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu?
- 7 Học phí ngành Truyền thông đa phương tiện
Giới thiệu về Ngành Truyền thông đa phương tiện
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Ngành Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin,…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Ngành Truyền thông đa phương tiện được học những gì?
Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kiến thức:
– Các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp.
– Kỹ thuật nhiếp ảnh, kỹ năng quay dựng hình trong truyền thông.
– Thiết kế các sản phẩm đồ họa đa phương tiện.
– Truyền thông đa phương tiện, cách thu thập và khai thác dữ liệu phục vụ truyền thông; cách viết biên tập văn bản, tài liệu truyền thông; các nghiệp vụ truyền thông cơ bản như: phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin truyền thông.
– Sử dụng các công cụ hiện đại để thiết kế các sản phẩm truyền thông đa phương tiện bằng hình ảnh, audio và video để phục vụ truyền thông quảng cáo.
– Kiến thức chuyên sâu về quan hệ công chúng. Từ đó, có thể áp dụng hiểu biết về quan hệ công chúng kết hợp với hiểu biết về các hoạt động quảng cáo, tư duy và sáng tạo trong quảng cáo để xây dựng các chiến lược marketing trên nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội phù hợp.
Những ưu thế khi học ngành Truyền thông đa phương tiện tại HCCT
– Giao tiếp là một trong những kỹ năng được quan tâm hàng đầu đối với ngành này. Đây như là điểm khởi đầu cho một công việc hàng ngày của người làm truyền thông, không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn kết hợp giao tiếp bằng các loại ngôn ngữ khác một cách linh hoạt.
– Được tham gia các câu lạc bộ của sinh viên, đồng thời là một trong những thành viên quan trọng tổ chức các hoạt động, truyền thông sự kiện của các câu lạc bộ và Nhà trường.
– Thời lượng học thực hành chiếm 70% chương trình đào tạo.
– Sinh viên được làm việc thực tế tại các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.
– Môi trường học năng động bởi chương trình đào tạo Thực học – thực hành – thực chiến nên dù là môn học hay chuyên ngành nào bạn cũng tất bật với các đồ án môn học, các buổi seminar, hội thảo chuyên đề, gặp gỡ các chuyên gia, trải nghiệm các thiết bị kỹ thuật trong nghề….
Điểm thú vị của ngành này là sinh viên còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại trường như: các sự kiện hàng năm của nhà trường, của khoa chuyên môn hay tự mình tổ chức sự kiện, làm phim quảng cáo hay sản xuất phim ngắn nghệ thuật,…
Học Ngành truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
– Chuyên viên thiết kế sản phẩm, ấn phẩm truyền thông, thiết kế logo, hình ảnh cho các doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
– Biên tập viên, phóng viên, quản lý các ấn phẩm báo chí, bìa sách, ấn phẩm điện tử, v.vv.. ở các cơ quan báo điện tử, nhà xuất bản.
– Chuyên viên truyền thông, content marketing tại phòng ban công ty, tổ chức.
– Biên tập viên các chương trình truyền hình, xử lý hình ảnh, âm thanh phim ảnh, thiết kế nội dung truyền thông hoặc làm kỹ xảo điện ảnh ở các hãng sản xuất phim.
– Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
– Nhân viên xử lý hình ảnh, âm thanh cho các đài truyền hình, hãng sản xuất phim, công ty âm nhạc.
– Nhân viên thiết kế, xây dựng giao diện, nội dung và chức năng cho website.
– Nhân viên thiết kế đồ họa, mô phỏng hình ảnh, không gian.
– Nhân viên quay phim, chụp ảnh, dựng phim tại các studio, đài truyền hình.
-Tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có liên quan đến chuyên ngành.
– Làm KOL, Blogger, Content Creator trên các nền tảng mạng xã hội, quản lý fanpage, group và các kênh truyền thông xã hội khác nhau.
Mức lương ra trường của ngành Truyền thông đa phương tiện là bao nhiêu?
Sau khi ra trường sinh viên có thể được tiếp cận các công việc ở các vị trí khác nhau ở các công ty, tập đoàn lớn chuyên hoạt động về công tác truyền thông hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại với mức lương khởi điểm từ 8 -10trđ/ tháng.
Khi đã có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, bạn có thể đạt được mức lương từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc dày dặn, thâm niên trong nghề, mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện có thể đạt từ 15 – 25 triệu đồng/tháng hoặc hơn với những cá nhân có năng lực.
Học phí ngành Truyền thông đa phương tiện
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là trường công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội do vậy học phí được thu theo quy định của nhà nước.
Năm học 2024 – 2025 – Học phí / kỳ học: 1.380.000đ/ tháng x 5 tháng
Hình thức tuyển sinh
Xét tuyển học bạ lớp 12
Nộp hồ sơ tại
Phòng đào tạo trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: (024) 37641121 – (024)37921179 – 084.886.1179
Website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/
Fanpage Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
https://www.facebook.com/hcct.edu.vn
https://www.facebook.com/tscaodangthuongmaidulichhn