Những tố chất cần có để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp

Nếu thế giới ẩm thực là một “thiên đường” thì người đầu bếp là nhà sáng tạo bậc nhất trong thiên đường đó. Bạn đam mê ẩm thực, bạn muốn tự mình chế biến các món ăn vừa theo cái chung, vừa theo cái riêng, bạn muốn đem lại cảm giác mới lạ cho người dùng từ những món ăn, bạn muốn trở thành đại sứ ẩm thực nổi tiếng ….. bạn muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp …. thì bạn cần có những  tố chất gì?

Trên thực tế, không phải ai cũng có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết để theo đuổi nghề, vì vậy ngay từ bây giờ nếu bạn có định hướng theo nghề bếp, hãy xác định tư tưởng và tìm hiểu những yêu cầu của nghề ngay từ đầu để có một hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các tố chất cần có nhất của người đầu bếp chuyên nghiệp ngay sau đây nhé!

            Kỹ năng nấu ăn

Một trong những kỹ năng cần thiết nhất của người đầu bếp bạn không thể bỏ qua đó là phải có kỹ năng nấu ăn, có thể nó chỉ đơn giản là cách sử dụng gia vị, thao tác nêm gia vị, cách luộc, chiên, xào, tẩm ướp gia vị, nướng…… Mặc dù kể tên như vậy nghe thấy thì chỉ là những kỹ năng đơn giản, thế nhưng để đánh giá các đầu bếp về đẳng cấp, thứ bậc, vị trí vai trò của mình trong bếp thì các kỹ năng nấu ăn là một trong các yếu tố cơ bản hàng đầu.

Để có các kỹ năng nấu ăn một cách tốt nhất thì các sinh viên ngoài được dạy một cách cơ bản qua các giờ học lý thuyết các bạn còn được học học trực tiếp các giờ học  thực hành  từ đội ngũ các thầy, cô giáo có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm lâu năm trong nghề tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) nhé!

Thầy Nguyễn Hoàng Hải - Đầu bếp chuyên nghiệp của HCCT. Nguồn: Khoa CNCB
Thầy Nguyễn Hoàng Hải – Đầu bếp chuyên nghiệp của HCCT. Nguồn: Khoa CNCB

        Chăm chỉ, ham học hỏi

Đầu bếp thường xuyên là người có mặt đầu tiên tại nhà hàng và thường là người cuối cùng rời khỏi nơi là việc. Quá trình chế biến món ăn đòi hỏi người đầu bếp phải có tư duy logic về quy trình chế biến, luôn sáng tạo, cần mẫn, chăm chỉ, bình tĩnh và cầu thị, lắng nghe nhưng phản hồi của khách  có những đổi mới, sáng tạo đối với các món ăn.

Với tố chất này sẽ giúp người đầu bếp sẽ dành nhiều thời gian nghiên cứu về nguyên liệu cũng như các món ăn một cách cặn kẽ và kỹ lưỡng, thường xuyên thực hành thuần thục các thao tác trong chế chế biến. Đây là một tố chất rất cần để tạo ra nhiều món ăn ngon, độc đáo và mang âm hưởng, cá tính riêng của bạn.

Sinh viên HCCT trong giờ thực hành. Nguồn: Khoa CNCB
Sinh viên HCCT trong giờ thực hành. Nguồn: Khoa CNCB

        Trang trí món ăn

Người đầu bếp không chỉ chuẩn bị nguyên vật liệu, chế biến, nấu nướng, lên thực đơn, hướng dẫn khách hàng cách ăn uống…… mà việc trang trí món ăn cũng là một tố chất cơ bản mà người đầu bếp cần phải có.

Bên cạnh chất lượng món ăn đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng thì việc trang trí một món ăn hấp dẫn cũng được rất nhiều du khách quan tâm. Rõ ràng món ăn sẽ tăng độ hấp dẫn và sự hài lòng nếu món ăn được trang trí một cách đẹp mắt.

Giảng viên Đoàn Kim Hường đang hướng dẫn sinh viên tại Lớp học nấu ăn HCCT
Giảng viên Đoàn Kim Hường đang hướng dẫn sinh viên tại Lớp học nấu ăn HCCT

Bạn không phải là người khéo tay ư?, bạn không phải là người có tư duy nghệ thuật trang trí cho sản phẩm của mình ư? Hãy đến khoa Công nghệ chế biến của HCCT sẽ được các thầy, cô giáo truyền đạt lại những kỹ năng, cách thức để trang trí sản phẩm ẩm thực của bạn một cách đẹp nhất và thuyết phục khách hàng nhé!

Sản phẩm của sinh viên HCCT sau giờ học
Sản phẩm của sinh viên HCCT sau giờ học

        Luôn là người thân thiện, giao tiếp tốt

Công việc của người đầu bếp là chế biến món ăn trong bếp – khu vực cách xa, biệt lập với khách hàng không phải thế mà người đầu bếp không cần kỹ năng giao tiếp.

Những lức thời tiết oi bức, khách hàng cao điểm, thực đơn xếp hàng cần được phục vụ trong thời gian ngắn thì đây lại là lúc người đầu bếp cần phải động viên nhân viên của mình có thể bằng lời nói, có thể bằng câu hát, có thể bằng những câu chuyện hài để nhân viên của mình tạo thêm sự đoàn kết, gắn bó, vui vẻ trong công việc để có thêm động lực cho nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc.

Không chỉ giao tiếp với nhân viên của mình mà đầu bếp còn phải giao lưu, giao tiếp nhiều với khách hàng mỗi khi có cơ hội trò chuyện. Việc giao tiếp với khách hàng là để tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của từng vùng miền, hoặc học cách lắng nghe những phản hồi của khách hàng khen – chê để không ngừng nâng cao kiến thức ẩm thực. Do đó, để theo nghề đầu bếp, đòi hỏi bạn phải luôn trau dồi kiến thức cộng thêm rèn luyện kỹ năng giao tiếp khả năng sẽ thành công sớm trong nghề.

        Tính kỷ luật

Nếu bạn không biết cách làm thế nào để thiết lập các tiêu chuẩn thì bạn chưa sẵn sàng để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Mọi công việc trong nhà hàng đều có quy trình từ văn hóa nhà hàng, vấn đề vệ sinh nơi làm việc, các dịch vụ dành cho khách hàng đến việc xử lý nguyên liệu, thực phẩm. Công việc của đầu bếp thể hiện tính kỷ luật thông qua việc tuân thủ quy trình làm việc, quy trình xử lý nguyên vật liệu đến chế biến món ăn và giữ gìn vệ sinh nơi nơi làm việc…

Giảng viên hướng dẫn quy trình bày biện món ăn ( nguồn ảnh: Khoa CNCB)
Giảng viên hướng dẫn quy trình bày biện món ăn ( nguồn ảnh: Khoa CNCB)

Công việc trong bếp từ đồ dùng như dao, kéo… đến các loại bếp đun nấu điện, ga, từ, máy móc, ổ diện, bình ga …. đều có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người do đó tính kỷ luật trong quá trình sử dụng các dụng cụ chế biến được đặt lên hàng đầu. Tính kỷ luật còn thể hiện trong quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách nhằm không gây nguy hại đến sức khỏe con người khi sử dụng các món ăn mà đầu bếp chế biến.

Với nghề bếp, việc thăng hoa trong chế biến ẩm thực, đảm bảo tính thẩm mỹ trong trang trí món ăn và thao tác phục vụ khách hàng thì mỗi người đầu bếp cần xây dựng ý thức tuân thủ nghiêm ngặt tính kỷ luật trong quá trình chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng công cụ, thiết bị chế biến hiệu quả.

 Sinh viên HCCT trong giờ thực hành. Nguồn: Khoa CNCB
 Sinh viên HCCT trong giờ thực hành. Nguồn: Khoa CNCB

          Sáng tạo mang phong cách riêng

Cũng như các nhạc sĩ có nhiều nguồn cảm hứng khác nhau để cho ra đời các bản nhạc hay thì người đầu bếp trên cơ sở những nguyên liệu thuần túy mà được từ  nguyên liệu của món ăn họ sẽ tạo ra các tác phẩm ẩm thực tuyệt vời cả về chất lượng và thẩm mỹ để tạo nên nét riêng biệt ẩm thực của mỗi cá nhân. Mỗi món ăn được tạo ra bởi đầu bếp tài năng nó như một tác phẩm nghệ thuật mà nhiều khi khách hàng “lỡ gọi mà không nỡ ăn”.

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Hải – Khoa Công nghệ chế biến
Thầy giáo Nguyễn Hoàng Hải – Khoa Công nghệ chế biến

Phong cách riêng chính là đỉnh cao mà bất kì đầu bếp nào cũng mơ ước đạt được. Thực sự cần rất nhiều thời gian và công sức để tạo nên phong cách riêng và định hình phong cách ấy đến với thực khách. Để “cái tôi” trong món ăn được thể hiện rõ, đầu bếp phải thực sự tâm huyết và cố gắng không ngừng.

Sự sáng tạo trong món ăn sẽ được các thầy cô khoa công nghệ chế biến định hướng cho các bạn những kỹ năng cơ bản nhất để tạo nên nét riêng biệt của mỗi sinh viên trong quá trình chế biến món ăn. Nếu bạn chịu khó học tập thì bạn sẽ trở thành một đầu bếp có những tác phẩm nghệ thuật ẩm thực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Hãy lựa chọn khoa Công nghệ chế biến của chúng tôi để theo học nếu bạn muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp nhé!

Sáng tạo trong chế biến mang phong cách riêng. Nguồn: Khoa CNCB
Sáng tạo trong chế biến mang phong cách riêng. Nguồn: Khoa CNCB

Như vậy, để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định. Đây chính là các yếu tố nền tảng giúp bạn dễ dàng thành công hơn trong nghề.

Người thực hiện: Minh Tâm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN MỚI CẬP NHẬT

TIN TUYỂN SINH