Thương mại điện tử đang là một trong những ngành hot của thị trường lao động. Vậy học thương mại điện tử ra trường làm nghề gì? Bạn hãy cùng HCCT đi tìm lời giải nhé.
Thương mại điện tử (E-commerce) đang là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Các nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba, eBay và Lazada đã trở thành những đế chế thương mại điện tử lớn nhất thế giới với số lượng khách hàng hàng triệu người.
Xu hướng phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
– Xu hướng phát triển của thương mại điện tử là đi kèm với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Ngày càng nhiều người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến vì sự tiện lợi và đa dạng của sản phẩm. Theo báo cáo của Google … năm 2022, người tiêu dùng mua hàng trực tuyến ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 49%, chỉ đứng sau Singapore (53%), cao hơn Malaysia và Indonesia.
– Theo báo cáo “Digital 2022 Global Overview Report” của We are social, Hootsuite, Việt Nam đứng thứ 11 trong số những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet để mua sắm mỗi tuần, với tỷ lệ là 58,2%, ngang bằng với mức trung bình của toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn các nước Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc nhưng lại thấp hơn so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Ấn Độ và Anh.
– Quy mô của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vào năm 2015 mới chỉ đạt khoảng 4 tỷ USD nhưng đến năm 2025, con số này được dự báo sẽ lên đến 49 tỷ USD và thậm chí, Google còn dự báo rằng, quy mô của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2025 có thể sẽ lên đến 57 tỷ USD.
Học thương mại điện tử ra trường làm nghề gì?
Với những xu hướng phát triển của thương mại điện tử, đây được xem là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho tương lai với nhiều cơ hội phát triển. Bạn có thể lựa chọn các nghề liên quan đến thương mại điện tử như:
- Chuyên viên website:
Chuyên viên quản trị website đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành một trang web. Các nhiệm vụ của chuyên viên này bao gồm quản lý nội dung, đảm bảo an toàn và bảo mật, quản lý các công cụ và ứng dụng, theo dõi và phân tích dữ liệu, và hỗ trợ khách hàng. Chuyên viên quản trị website đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách chính xác, an toàn và hiệu quả.
- Chuyên viên SEO/SEM (Search Engine Optimization/Search Engine Marketing):
Chuyên viên SEO (Search Engine Optimization) có vai trò tối ưu hóa các trang web để đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…. Các nhiệm vụ của chuyên viên SEO bao gồm phân tích từ khóa, tối ưu hóa nội dung, tối ưu hóa trang web, xây dựng liên kết, theo dõi và báo cáo hiệu quả. Chuyên viên SEO đảm bảo rằng trang web của bạn được tìm kiếm, hiển thị cao trên các kết quả tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Chuyên viên Digital Marketing:
Chuyên viên Digital Marketing có vai trò xây dựng, triển khai và quản lý các chiến dịch tiếp thị trực tuyến để tăng lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng cho trang web hoặc sản phẩm của công ty. Các nhiệm vụ của chuyên viên này bao gồm phân tích thị trường và khách hàng, lên kế hoạch chiến lược tiếp thị, quảng cáo trực tuyến, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo nội dung và marketing qua email. Chuyên viên tiếp thị trực tuyến đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ của công ty được quảng bá một cách hiệu quả trên các kênh trực tuyến, từ đó tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp.
- Quản lý Thương mại điện tử:
Người quản lý thương mại điện tử (E-commerce Manager) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử của công ty. Các nhiệm vụ của người quản lý thương mại điện tử bao gồm quản lý website, xây dựng chiến lược kinh doanh trực tuyến, quản lý đội ngũ nhân viên và quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, người quản lý thương mại điện tử cũng đảm nhận việc quản lý các hoạt động tiếp thị trực tuyến, xây dựng chính sách giá cả và chính sách khách hàng, và đảm bảo rằng trang web thương mại điện tử hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vai trò của người quản lý thương mại điện tử rất quan trọng để tăng doanh số bán hàng và đem lại lợi nhuận cho công ty.
- Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm việc trong các công ty Thương mại điện tử, tại các cửa hàng trực tuyến, công ty thiết kế website hoặc tự mở doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của riêng mình…
Như vậy qua bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào nắm và hiểu rõ được học ngành Thương mại điện tử sau ra trường sẽ làm ở những vị trí nào. Từ đó bạn có định hướng rõ ràng cho bản thân.
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT), ngôi trường công lập với 58 năm xây dựng và phát triển với chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ đem đến cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử để trở thành chuyên viên đầu ngành trong lĩnh vực này.
Trong năm 2023, HCCT tiếp tục tuyển sinh tất cả các ngành đào tạo bằng phương thức xét điểm học bạ. Chỉ cần tốt nghiệp THCS (Hệ song song 2 chương trình THPT và Trung cấp) hoặc THPT (Hệ Cao đẳng và Trung cấp), bạn đã có thể theo đuổi ngành học mà mình mong muốn.
Chỉ với 3 bước dễ dàng, bạn đã có thể trở thành sinh viên của trường:
Bước 1: Đăng ký trên website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/
Bước 2: Kết bạn qua zalo số Hotline: 0868841179
Bước 3: Chụp ảnh học bạ lớp 11 hoặc kì 1 lớp 12 và gửi qua zalo
Nhận hồ sơ xét tuyển từ 01/03/2023.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hoài