Thương mại nói chung là trụ cột cần thiết của nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Nhiều người thường thắc mắc giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống hình thức kinh doanh nào sẽ phù hợp và hợp lý hơn? vì thế trong bài viết này hãy cùng HCCT làm rõ sự khác biệt này!
Mục lục
Thương mại truyền thống là gì?
Thương mại truyền thống là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai người đối mặt trực tiếp, đã xuất hiện từ rất lâu và hiện tại vẫn còn. Hình ảnh điển hình của thương mại truyền thống như là: các trung tâm thương mại, chợ truyền thống và các cửa hàng.
Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh kinh doanh thì thương mại truyền thống là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên ngày nay mọi người có xu hướng mua sắm qua hình thức thương mại điện tử nhiều hơn.
Thương mại điện tử là gì?
Về cơ bản, thương mại điện tử cũng là hoạt động trao đổi, mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng là người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội hoặc internet trực tuyến. Cũng có thể hiểu là thay vì thực hiện hành động mua bán trực tiếp như thương mại truyền thống thì lại được thực hiện trên mạng.
Sự khác nhau giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử
Thương mại truyền thống và thương mại điện tử có khá nhiều điểm giống nhau nhưng bên cạnh đó cũng có những khác biệt nhất định. Một số khác biệt sẽ được giải thích ngắn gọn dưới đây.
Bản chất hoạt động
- Thương mại truyền thống: hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua.
- Thương mại điện tử: hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống mạng máy tính toàn cầu.
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm chính là điều làm người khách hàng băn khoăn khi mua hàng. Trong khi thương mại truyền thống người tiêu dùng có thể trực tiếp kiểm tra chất lượng thì thương mại điện tử lại không thể, đây cũng là nhược điểm của thương mại điện tử.
Sự tương tác
Việc tương tác giữa khách hàng và người bán thì thương mại truyền thống vẫn chiếm lợi thế hơn khi gặp mặt trực tiếp, khi đó sự truyền tải tương tác giữa hai bên sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Về phía thương mại điện tử, vì không có sự tiếp xúc trực tiếp nên việc tương tác sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy các doanh nghiệp, công ty sẽ xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng nhằm chiếm được vị trí trong lòng của họ.
Chi phí hoạt động
Trong khi thương mại truyền thống phải chịu chi phí cho người trung gian để bán sản phẩm của công ty thì điều này lại được loại bỏ trong thương mại điện tử vì có mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng với công ty nên không nhất thiết cần thông qua người trung gian. Chính vì thế tổng chi phí cần thiết để vận hành kinh doanh điện tử tương đối ít so với kinh doanh truyền thống
Thời điểm hoạt động
Có lẽ đây chính là sự khác nhau rõ rệt nhất giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống.
- Thương mại truyền thống: Phụ thuộc vào thời gian của cửa hàng bán.
- Thương mại điện tử: Thời gian hoạt động linh hoạt hơn nhiều, gần như có thể thực hiện 24/24.
Hình Thức giao dịch
- Thương mại truyền thống: Trực tiếp giữa người bán và người mua tham gia trao đổi mua bán với nhau.
- Thương mại điện tử: Hoàn toàn gián tiếp thông qua chuyển tiền điện tử, số thẻ tín dụng hoặc một số hình thức khác.
Dù là thương mại truyền thống hay thương mại điện tử thì đều là hình thức trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên chúng cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy bạn cần nhận định rõ khách hàng của mình nhằm đưa ra quyết định chính xác lực chọn hình thức kinh doanh.
Người thực hiện: Nguyễn Quốc Trọng – TMĐT14B