Vượt qua trì hoãn như thế nào?

Một vấn đề nan giải đối với mỗi người chúng ta đó là trì hoãn. Có những lúc đến kỳ hạn làm bài rồi nhưng bạn lại thấy không muốn làm: “Thôi để mai làm cũng được”, cuối cùng nó dồn vào hạn chót làm rất căng thẳng.Vậy làm sao để hạn chế sự trì hoãn? Cùng trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) tìm hiểu bạn nhé!

Sự trì hoãn là gì?
Khi nhắc đến vượt qua trì hoãn và hoàn thành một việc gì đó, chúng ta sẽ rất hay nghĩ về động lực. Có động lực thì mới làm được? Không động lực thì sao làm? Động lực có thể là cảm hứng, khi là deadline, cũng có lúc là áp lực cuộc sống,…
• Cảm hứng: là sự dâng trào cảm xúc, thúc đẩy ta làm việc nhưng giờ mình không có hứng thì làm sao làm việc? Thỉnh thoảng cảm hứng mới đến với mình thôi, còn bình thường thì nó sẽ không xuất hiện.

(Cảm hứng không phải lúc nào cũng có – nguồn Internet)

• Deadline và áp lực cuộc sống: động lực này lại gây căng thẳng, stress nặng nề. Cũng có những người làm việc tốt hơn khi áp lực nhưng đa số chúng ta chắc hẳn không mấy người lại thích thức đêm, thức khuya để hoàn thành công việc của mình.

Bị deadline dí rất mệt - nguồn Internet
(Bị deadline dí rất mệt – nguồn Internet)

Những động lực này có vẻ hơi khó với bản thân chúng ta, vì thế nên rất dễ sinh ra sự trì hoãn.
Cách vượt qua trì hoãn?
Cách 1: Động lực dang dở

(Thao túng tâm lý như thế nào? - nguồn Internet)
(Thao túng tâm lý như thế nào? – nguồn Internet)

Nhà tâm lý học Bluma Zeigarnik đã có một thí nghiệm nghiên cứu rất nổi tiếng gọi là thí nghiệm Zeigarnik. Thí nghiệm này cho rằng, chúng ta có xu hướng nhớ nhiều hơn, thôi thúc nhiều, suy nghĩ nhiều hơn về việc chưa hoàn thành so với việc đã hoàn thành. Đơn giản là việc dang dở khi đang làm một công việc gì đó lại là động lực mạnh mẽ giúp chúng ta vượt qua trì hoãn. Nếu biết cách ứng dụng công việc thì dù đó là việc rất khó, cần sáng tạo cao cũng có thể làm được

(Nghĩ về phim lúc rửa chén - nguồn Internet)
(Nghĩ về phim lúc rửa chén – nguồn Internet)

Bạn đang coi dở một bộ phim nào đó nhưng phải đi rửa chén. Lúc này trong não bạn chắc chắn sẽ suy nghĩ về bộ phim đó nhiều hơn là quan tâm đến việc rửa chén. Nó tạo cho bạn cảm giác như muốn thúc đẩy bạn xem tiếp bộ phim đó đúng không nào? Hiệu ứng Zeigarnik cũng hoạt động dựa trên nguyên lý như vậy đó.

(Nghĩ về luận văn khi không làm – nguồn Internet)

Bạn là một sinh viên cần làm một bài báo cáo hoặc luận văn trong 15 ngày. Để ứng dụng được thí nghiệm Zeigarnik vào thì rất đơn giản. Bây giờ, bạn bắt tay vào làm, không cần đặt mục tiêu phải hoàn thành. Cứ cố hết mức, có thể viết được cái mở bài cũng được, mệt thì nghỉ. Nghe thì có vẻ hơi vô lý nhưng không hề đâu. Cái hay là kể cả khi các bạn không làm nữa nhưng bài luận đó vẫn còn nằm trong tâm trí của các bạn. Nó sẽ tạo ra sự thôi thúc, làm đầu óc bạn lúc nào cũng nghĩ tới bài luận đó. Trong vô thức tự dưng ngày hôm sau nó là động lực giúp bạn muốn làm tiếp bài luận đó.
Cách 2: Dành năng lượng cho việc quan trọng


(Cạn năng lượng – nguồn Internet)

Đây là một cách mà bản thân tôi cũng áp dụng rất nhiều trong cuộc sống của mình. Một nguyên nhân làm bản thân bạn muốn trì hoãn công việc là vì bạn mệt quá rồi, hay còn gọi là tình trạng hết năng lượng. Điều này cùng dễ hiểu thôi, khi đa số bạn dành thời gian của mình cho việc bản thân thích nhiều hơn cho công việc quan trọng.


(Tập trung chơi game thay vì việc quan trọng – nguồn Internet)

Có người nói với tôi rằng: “Chơi game làm gì mệt”, tôi thì thấy việc đó rất tốn sức. Bạn phải tập trung chất xám, trí lực thì mới có thể chơi giỏi game được đúng chứ? Đó vậy là bạn đã tốn năng lượng trong ngày của mình rồi. Cũng có thể bạn dành nhiều thời khắc để hóng chuyện, để nói người này người kia chẳng hạn. Những cái đó tưởng là không ảnh hưởng nhưng thật ra ảnh hưởng rất nhiều.Vậy giải pháp là gì? Đó chính là lập danh sách những việc không được làm để nhắc nhở bản thân.

(Lập danh sách những việc không được làm - nguồn Internet)
(Lập danh sách những việc không được làm – nguồn Internet)

Trên đây là hai cách giúp bạn vượt qua trì hoãn, chúc bạn có thể áp dụng tốt vào cuộc sống của mình để có hiệu quả.

Người thực hiện: Nguyễn Quốc Trọng – TMĐT14B

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo