Làm sao để tìm ra đam mê và sở trường của bản thân?

Tư vấn hướng nghiệp, tìm ra đam mê (độ tuổi 15 – 28) là một chủ đề khó, cần nhiều sự phân tích, tìm hiểu bản thân ở các khía cạnh khác nhau mới đủ thông tin tham khảo. Một bài khó thể cô đọng được nhưng hôm nay bài viết này sẽ cố gắng giúp bạn làm sao có thể tìm ra đam mê sở trường của mình.

Hành trình tìm ra đam mê

Làm sao để tìm ra đam mê và sở trường của bản thân?
Làm sao để tìm ra đam mê, sở trường của bản thân?

Đam mê là gì? Là cảm giác khi ta bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc luôn luôn có động lực khi nghĩ đến. Là những việc mà ta cảm thấy YÊU THÍCH khi làm nó kể cả khi rất mệt nhưng vẫn có sự nhiệt huyết trong đó. Đam mê có thể chia làm 2 thiên hướng khác nhau.

    • Đam mê tích cực (đam mê luôn hướng đến mục tiêu): là được ngồi làm việc, học tập, luyện kĩ năng, đọc sách, nói, viết, giúp đỡ người khác,…
    • Đam mê tiêu cực( đam mê không hướng tới mục tiêu cụ thể): là đi du lịch, mua sắm, chơi game, chơi nhạc cụ,hoạt động giải trí, chơi thể thao quá nhiều,…

Lưu ý: Tạm gác qua yếu tố thư giãn, trải nghiệm và cải thiện sức khoẻ thì những đam mê này sẽ lấy đi khá nhiều thời gian tương lai của chúng ta. Đi lệch với mục tiêu tập trung học tập cũng như cho sự nghiệp cho giai đoạn đầu đời này. Vậy nên chúng ta thường hay nghe những câu nói, lời khuyên của những người thành công về đam mê trái nghịch nhau như:

“Hãy theo đuổi đam mê của bạn, thành công sẽ theo đuổi bạn”

“Hãy theo đuổi đam mê, chủ nợ sẽ theo đuổi bạn. Theo đuổi đam mê là lời khuyên dối trá…”

Hai câu nói trên đều là những lời khuyên của người những thành công, nhưng tại sao lại có sự đối nghịch như thế? Theo mình, khoảng thời gian đầu đời nếu theo đuổi những “đam mê tiêu cực”, rõ ràng ta không dễ có kết quả về sự nghiệp mà còn mải mê chạy theo rồi dần dần sẽ bị mất định hướng. Nhưng nếu khéo léo hơn và có tầm nhìn, ở giai đoạn 18-28 khi ta ưu tiên phát triển sự nghiệp lựa chọn đúng đắn để phát triển bản thân, NÊN chọn những đam mê tích cực có thể giúp ta có kết quả tốt về sự nghiệp. Từ “đam mê tích cực” đó tạo ra tiền rồi thì có thể nuôi dưỡng cho một số “đam mê tiêu cực” mà ta mong muốn. Tùy từng thời gian mà chúng ta nên chọn những đam mê phù hợp cho bản thân cũng như tương lai.

Kinh nghiệm đúc kết của mình trong việc tìm ra đam mê?

Đôi khi ta cứ theo đuổi nó, tìm kiếm bằng được nó. Nhưng ta mãi không thể xác định được rõ ràng cái mình thích là gì? Nhưng hãy cứ tiến lên với những đam mê tích cực: Làm thật tốt việc gì đó có ích cho sự nghiệp. Khi ta dần dần quen thuộc, có kết quả tốt được mọi người ghi nhận được đánh giá cao và tuyên dương, từ đó ta sẽ cảm thấy công việc này không tệ như mình nghĩ.

Trước tiên bạn sẽ có cảm giác THÍCH THÚ HƠN, đôi khi ĐAM MÊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH từ lúc nào mà ta không biết. Kết quả tốt tạo ra động lực làm việc và hình thành đam mê. Ví dụ như khi mình viết lách, công việc này giúp mình kiếm tiền & tạo ra chút ít giá trị gì đó cho bản thân, cho xã hội, được người khác đánh giá cao, mang tới nhiều giá trị cho người đọc. Khi mình yêu thích công việc, quá trình làm việc mình đều cảm thấy thích thú, hào hứng & đam mê.

Tìm ra sở trường

Làm sao để tìm ra đam mê và sở trường của bản thân?
Tìm ra sở trường giúp bạn dễ dàng đạt được thành công

Sở trường là những việc ta có lợi thế hơn cả, ta có thể làm rất rất tốt nó, có hiểu biết & luyện tập nhiều từ trước đó hoặc tố chất làm công việc đó của bạn đã sẵn có hơn so với người bình thường khác. Nếu công việc của bạn có thể tập trung vào sở trường thật may mắn đây chính là điểm mạnh của bạn. Kết quả, thành tựu sẽ dễ dàng đến hơn, thay vì cứ tập trung vào sở đoản, những việc ta làm không tốt.

Cách nghiên cứu tìm ra sở trường

Những việc mà ta thấy mình học và làm dễ dàng hơn so với người khác (giống như mình viết bài này theo phản xạ, học hỏi, hình thành ý tưởng chẳng mấy khó khăn với nó nhờ có sự luyện tập từ trước đó). Một số cách khác mà mình đã tìm hiểu để hiểu rõ hơn về bản thân, xác định rõ được đam mê và sở trường để chọn nghề như:

  1. Dựa vào mô hình chọn nghề giao thoa giữa 3 vòng tròn tạo thành trọng tâm (Cái mình thích, cái mình giỏi, cái làm ra tiền thì đó là NGHỀ)
  2. Các bài test, bộ câu hỏi trắc nghiệm được đăng tải trên internet
  3. 7 loại hình thông minh (hãy search google để tìm hiểu thêm, tự đánh giá xem mình mạnh nhóm nào)
  4. Dựa vào DISC (để biết chúng ta mạnh về nhóm tính cách nào định hướng được bản thân, và đặc trưng của nhóm tính cách đó)
  5. Làm bản phân tích SWOT nguồn lực bản thân (để tìm ra ưu & nhược điểm của mình)
  6. Dựa vào sinh trắc vân tay
  7. Dựa vào nhân tướng học
  8. Dựa vào lời khuyên & góp ý từ gia đình, bạn bè,… những người hay tiếp xúc với chúng ta để lắng nghe các nhận định cho bản thân bạn những lời khuyên tốt nhất

Có rất rất nhiều phương pháp để thấu hiểu bản thân, xác định đam mê, xác định sở trường. Để từ đó chúng ta không hoang mang có cơ sở ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP đúng đắn hơn. Hãy dành thời gian THỰC HÀNH và CHIÊM NGHIỆM để tìm ra câu trả lời đúng nhất cho chính mình.

Người thực hiện: Đỗ Thị Hoàng Vân

Nguồn tin: hcct.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo