Ngành thương mại điện tử là gì? Tiềm năng, cơ hội nghề nghiệp mới nhất

Thương mại điện tử là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất. Vậy ngành thương mại điện tử là gì? Cùng HCCT tìm hiểu tiềm năng, cơ hội!

Tìm hiểu tiềm năng, cơ hội nghề nghiệp ngành thương mại điện tử
Tìm hiểu tiềm năng, cơ hội nghề nghiệp ngành thương mại điện tử

1. Ngành thương mại điện tử là gì?

Nhận định thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất nêu trên được đưa ra tại Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam – EBI 2023 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố mới đây. Khảo sát của Vecom với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hơn 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2023-2025.

Đây là tín hiệu rất tốt với cộng đồng kinh doanh trực tuyến, với những người theo học ngành thương mại điện tử, bởi tiềm năng của nó ở thời điểm hiện nay và trong tương lai. Vậy ngành thương mại điện tử là gì?

Trước hết, thương mại điện tử (hay còn gọi là eCommerce) là việc tiến hành các hoạt động thương mại, bao gồm mua bán, trao đổi và giao dịch hàng hóa và dịch vụ qua internet. Điều này cho phép khách hàng tiếp cận và mua sắm từ bất kỳ địa điểm và thời gian nào mà không cần có mặt tại các cửa hàng vật lý.

Trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay, ngành thương mại điện tử đã trở thành một ngành học “hot” thu hút sự quan tâm của nhiều người. Việc mua sắm trực tuyến và thực hiện các giao dịch thương mại qua internet ngày càng trở nên phổ biến, đồng thời mở ra không chỉ những cơ hội kinh doanh mà còn cơ hội nghề nghiệp đáng chú ý cho những người theo học.

Trả lời cho câu hỏi ngành thương mại điện tử là gì? Đó chính là ngành hướng đến tập trung vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai, phát triển và quản lý các hoạt động thương mại điện tử. Nó bao gồm việc đào tạo liên quan đến các khía cạnh của thương mại điện tử như Digital marketing, quản lý dự án, phân tích dữ liệu và các chiến lược kinh doanh trong môi trường trực tuyến…

2. Tiềm năng của ngành thương mại điện tử

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang có chiều hướng phát triển tích cực trong những năm trở lại đây. Doanh nghiệp đang nhìn nhận và đầu tư mạnh mẽ vào thương mại điện tử, nhận ra tiềm năng và lợi ích mà nó mang lại. Việc áp dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế của thương mại điện tử đã trở thành một mục tiêu quan trọng để các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển trong thời kỳ kỷ nguyên số ngày nay.

Cùng với sự phát triển của internet, ngành thương mại điện tử đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong thị trường kinh doanh. Tiềm năng rất lớn của ngành này được thể hiện như sau:

Sự thay đổi trong thói quen mua sắm

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến hơn là đến các cửa hàng truyền thống. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, dự báo từ thời điểm hiện tại đến năm 2040, khoảng 95% các giao dịch mua sắm dự kiến ​​sẽ thông qua thương mại điện tử.

 Sự tiện lợi, đa dạng sản phẩm và khả năng so sánh giá trực tuyến đã làm cho mua sắm gắn với thương mại điện tử trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Điều này tạo ra một sự tăng trưởng không ngừng cho ngành thương mại điện tử và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu

Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vượt qua ranh giới địa lý và tiếp cận được khách hàng trên khắp thế giới. Chẳng hạn, TikTok – một nền tảng mạng xã hội phổ biến đã phát triển tính năng TikTok shopping ads và TikTok shop để cho phép các doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu người dùng trên nền tảng của họ.

Tiềm năng tiếp cận thị trường toàn cầu đồng thời tạo ra nhu cầu về nhân lực có kiến thức về thương mại điện tử và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Sự tăng cường trải nghiệm người dùng

Các công nghệ mới và xu hướng thiết kế giao diện đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người dùng. Từ trải nghiệm mua sắm trực tuyến trơn tru, giao diện thân thiện với người dùng, đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, thương mại điện tử tạo ra một môi trường mua sắm thuận tiện, hấp dẫn và phát triển không ngừng.

Tiềm năng khởi nghiệp và doanh nghiệp số

Thương mại điện tử cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp số. Với các công cụ và nền tảng kỹ thuật số dễ dàng tiếp cận, các nhà sáng lập có thể triển khai ý tưởng kinh doanh của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Từ cửa hàng trực tuyến đơn giản trên các sàn cho đến đa kênh hoặc kinh doanh dựa trên mô hình kết hợp giữa trực tuyến và truyền thống, ngành thương mại điện tử mang đến nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp để tìm ra mô hình phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến vào xây dựng mô hình đa kênh tích hợp. Nhiều công ty có chiến lược đa kênh mạnh mẽ sẽ giữ được gần 89% khách hàng của họ.

Sự liên kết với các ngành học khác

 Thương mại điện tử có sự tương tác, kết hợp mạnh mẽ với các ngành học khác. Kết hợp với kinh doanh có thể đem lại những kiến thức về quản lý, tiếp thị và phát triển chiến lược kinh doanh; kết hợp với công nghệ thông tin có thể mang đến những kiến thức về phát triển ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin… Điều này mở ra nhiều cơ hội hợp tác và sự đa dạng trong việc học tập và phát triển sự nghiệp.

Tiềm năng như vậy cho nên việc tận dụng và khai thác tối đa tiềm năng này đòi hỏi nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Điều này đặt nền tảng cho việc học ngành thương mại điện tử trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

3. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành thương mại điện tử

Cũng theo Vecom đánh giá, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng cao giai đoạn năm năm 2016-2020 tăng nhanh và dự đoán nhu cầu này tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong giai đoạn 2021-2025.

Hiện nay, nhiều trường đào tạo ngành này hướng đến mục tiêu là người học sau khi tốt nghiệp có thể chủ trì hoặc tham gia quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh số, tiến hành kinh doanh trên các nền tảng số, tổ chức bán hàng đa kênh. Họ có khả năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ kinh doanh trực tuyến, bao gồm tiếp thị số, thanh toán trực tuyến và quản lý chuỗi cung ứng, v.v…

Từ nghiên cứu của Vecom và quan điểm của các chuyên gia, có thể thấy ngành thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên ngay cả trước khi tốt nghiệp. Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu tuyển dụng trong ngành thương mại điện tử đã đảm bảo rằng hầu hết sinh viên ra trường đều có cơ hội làm việc liên quan đến chuyên ngành đã học.

Đáng chú ý, nhiều sinh viên đã tìm được công việc bán thời gian trong lĩnh vực này từ năm thứ hai. Thêm vào đó, có xu hướng tích cực khi nhiều sinh viên ra trường quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tất cả những điều này tạo ra một tín hiệu tích cực về cơ hội nghề nghiệp trong ngành thương mại điện tử đối với sinh viên.

Với những kiến thức và thế mạnh về tổ chức và thực hiện kinh doanh trên nền tảng số, kỹ năng nghiệp vụ liên quan, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Sau khi ra trường, người học có thể đảm nhận các vị trí công việc sau: Nhân viên kinh doanh online; Chuyên viên Marketing online; Chuyên viên Quản lý phát triển tài khoản; Chuyên viên Google Ads; Chuyên viên SEO Marketing; Chuyên viên quản trị hệ thống giao dịch trực tuyến; Chuyên viên phân tích và xử lý dữ liệu; Chuyên viên lập trình phát triển website Thương mại điện tử; Graphic & UI Designer Thương mại điện tử; Quản lý phát triển dự án Thương mại điện tử; Quản lý tiếp thị kỹ thuật số, có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như Giám đốc E- Marketing…

4. Những ưu thế của HCCT trong đào tạo ngành thương mại điện tử là gì?

Đội ngũ giảng viên

Do ngành thương mại điện tử có tính liên ngành cao nên đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành này hiện nay ở Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) là tập hợp đội ngũ giảng viên từ nhiều ngành liên quan. Trong đó, hoạt động giao lưu, chia sẻ kiến thức giữa các giảng viên với nhau và giữa giảng viên với doanh nghiệp để cập nhật kiến thức thực tế và các phương pháp đào tạo hiệu quả luôn được quan tâm.

Nhà trường hỗ trợ giảng viên thương mại điện tử nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tiễn với các hình thức linh hoạt như tham gia các khoá tập huấn chuyên sâu, tham gia các sự kiện thương mại điện tử uy tín, mời giảng viên thỉnh giảng từ các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu…

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử tại HCCT được thiết kế theo chuẩn. Trong đó, doanh nghiệp có sự tham gia tư vấn xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn kinh doanh, dựa trên cơ sở chương trình khung và tập trung dạy cái gì mà xã hội cần. Quá trình thực hiện, triển khai luôn có sự kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nội dung theo xu hướng mới để tiến kịp với sự phát triển trong thực tiễn.

Cơ sở vật chất

Trong số các trường đã đào tạo ngành thương mại điện tử, HCCT là một trong những trường chú trọng trang bị phòng thực hành. Các công cụ hỗ trợ thực hành thương mại điện tử cho sinh viên khá phong phú và sát với thực tế.

Nhà trường cũng đẩy mạnh tiếp cận những công cụ mới đang thông dụng trên thị trường để tạo cơ hội cho sinh viên thực tập như các công cụ thiết kế website, lắng nghe mạng xã hội, tối ưu SEO, nền tảng tiếp thị liên kết, quản trị khách hàng…

Hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục

Nhà trường có sự hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thương mại điện tử, bởi việc đào tạo thương mại điện tử cần gắn liền với thực tiễn kinh doanh.

Đặc biệt, nhà trường hướng đến xây dựng nội dung đào tạo có tính ứng dụng thực tế để ra trường sinh viên có thể bắt nhịp làm việc ngay mà không mất nhiều thời gian đào tạo lại của doanh nghiệp nên đã mời giảng viên thỉnh giảng từ doanh nghiệp và bước đầu có hiệu quả khá tốt.

HCCT ký kết Thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp.
HCCT ký kết Thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp.

Trong giai đoạn tới, sự hợp tác này sẽ được chú trọng hơn nữa, có cơ chế và kế hoạch rõ ràng, bao gồm kiến tập hay thực tập, hoạt động thực nghiệm tham quan doanh nghiệp của sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện thực hành trên những dự án thương mại điện tử thực tế, các hoạt động tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường, v.v… Cùng với đó nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội thảo, talkshow… giúp giảng viên và sinh viên tiếp cận các công nghệ, giải pháp mới hay những vấn đề nổi bật khác trong ngành thương mại điện tử.

Các hoạt động hỗ trợ đào tạo

Cùng với các hoạt động trên, HCCT thành lập câu lạc bộ liên quan đến đào tạo thương mại điện tử như CLB Khởi nghiệp, nhằm tạo dựng sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên cùng học tập, nghiên cứu, trao đổi nhằm nâng cao kỹ năng thực hành thương mại điện tử, dự án khởi nghiệp, xây dựng và phát triển các sự kiện, hoạt động lớn nhằm mang đến cho sinh viên cơ hội giao lưu, tìm việc làm đúng chuyên môn. Ngoài ra nhà trường cũng tổ chức nhiều cuộc thi liên quan như thiết kế các Video marketing, thiết kế Landingpage, Website thương mại điện tử…

Để khám phá thêm về ngành thương mại điện tử là gì, tiềm năng của nó và tận dụng cơ hội nghề nghiệp, bạn hãy bắt đầu hành trình của mình ngay hôm nay. HCCT đang tuyển sinh ngành thương mại điện tử. Việc theo học ngành này tại HCCT sẽ giúp bạn có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường kinh doanh trực tuyến.

Hãy liên hệ ngay và đừng bỏ lỡ cơ hội trong bối cảnh kỷ nguyên số đang phát triển nhanh chóng nhé!

Đến với ngành thương mại điện tử, HCCT với 3 bước sau:

* Bước 1: Đăng ký trên website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/

* Bước 2: Kết bạn qua Zalo số Hotline: 0868841179

* Bước 3: Chụp ảnh học bạ lớp 11 hoặc học kì 1 lớp 12 và gửi qua Zalo số Hotline

Người thực hiện: Minh Thúy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo