Du lịch bền vững – Mở ra cơ hội cho việc làm bền vững

“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.” (Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO)

(Việt Nam - quốc gia có nhiều lợi thế phát triển du lịch bền vững. Nguồn: Internet)
(Việt Nam – quốc gia có nhiều lợi thế phát triển du lịch bền vững. Nguồn: Internet)

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển du lịch bền vững.

      – Tài nguyên thiên nhiên: Với bờ biển dài và đa dạng, các khu rừng nhiệt đới, hệ thống sông ngòi và những thảm thực vật đa dạng, Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm.

      – Di sản văn hóa: Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa như cố đô Huế, Phong Nha-Kẻ Bàng, Hội An, Mỹ Sơn và nhiều di tích khác, cung cấp cho khách du lịch một trải nghiệm thú vị về lịch sử, văn hóa và truyền thống địa phương.

      – Văn hóa đa dạng: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú với hơn 50 dân tộc và các truyền thống văn hóa đặc sắc. Điều này cung cấp cho khách du lịch một trải nghiệm độc đáo về đa dạng văn hóa và truyền thống của Việt Nam.

Các loại hình du lịch bền vững gồm:

  1. Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ. Mục đích của chuyến đi là để thưởng ngoạn thiên nhiên và khám phá các giá trị văn hóa, đồng thời tìm hiểu về tác động của thiên nhiên đối với chất lượng sống của con người, ví dụ như: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương…

(Vịnh Hạ Long - Nguồn: Internet)
(Vịnh Hạ Long – Nguồn: Internet)
  1. Du lịch cộng đồng

Loại hình du lịch này có sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa vào hoạt động du lịch. Khi tham gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa thông qua các sinh hoạt đời thường, giúp du khách khám phá và tìm hiểu về những giá trị văn hóa và truyền thống địa phương, ví dụ như ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái …

  1. Du lịch tình nguyện

Du lịch tình nguyện là các chuyến đi kết hợp giữa tham quan, nghỉ ngơi, khám phá và các hoạt động tình nguyện từ thiện như bảo vệ môi trường, đối phó với thiên tai, và đóng góp vật chất để duy trì các hoạt động xã hội như xây dựng trường học, nhà ở… Điểm rất đặc biệt của loại hình du lịch này là người tham gia chuyến hành trình sẽ vừa là du khách, vừa là tình nguyện viên.

Trong 5 năm qua, hướng đi du lịch bền vững đã và đang giúp cho ngành du lịch của Việt Nam có những thay đổi rất mạnh mẽ, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

(Sinh viên HCCT đi thực tế tại Quảng Ninh)
(Sinh viên HCCT đi thực tế tại Quảng Ninh)

Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2030, số lượng khách du lịch trên toàn thế giới có thể đạt khoảng 1,8 tỷ lượt, trong đó, khách du lịch bền vững sẽ chiếm một tỷ lượt. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc phát triển du lịch bền vững và khách du lịch đang trở nên nhạy cảm hơn đối với các vấn đề môi trường và xã hội.

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu, ngành du lịch bền vững có thể tăng trưởng nhanh hơn so với ngành du lịch truyền thống, do khách du lịch tìm kiếm những trải nghiệm khác biệt và độc đáo hơn, và các nhà quản lý địa phương và quốc gia đang tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch bền vững. Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng bền vững, ngành du lịch cần được quản lý và phát triển một cách thông minh và có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Để phát triển ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch bền vững thì tất yếu cần có đủ lượng và chất lượng nhân lực là rất quan trọng.

HCCT ngôi trường đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có uy tín:

Khi theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về:

– Địa lý du lịch, kinh tế du lịch, văn hóa du lịch, marketing du lịch… và tìm hiểu các tập quán của du khách trong nước và quốc tế.

– Các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch, hoạt động Teambuilding, Truyền thông sự kiện …

 – Được tham gia các sự kiện, các câu lạc bộ do nhà trường tổ chức, tham gia các lớp học MC và tổ chức sự kiện Du lịch.

(Sinh viên HCCT đi thực tế tại Quảng Ninh)
(Sinh viên HCCT đi thực tế tại Quảng Ninh)

– Được Nhà trường giới thiệu tham gia các sự kiện lớn mang tính quốc gia, khu vực ngay trên địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận.

– HCCT còn ký kết với các doanh nghiệp lữ hành như: Open tour, Toptour Hà Nội Tourist, Công ty du lịch TransViet… để sinh viên thực tập.

– Sinh viên còn có điều kiện liên thông lên trình độ đại học như: Thương Mại, Kinh tế quốc dân, viện Đại học Mở…

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:

– Hướng dẫn viên du lịch,

– Chuyên viên phụ trách các bộ phận như: lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện;

– Quản trị, điều hành, thiết kế tour, sale tour tại các công ty du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ;

– Chuyên viên làm tại tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch…

Chỉ với 3 bước dễ dàng, bạn đã có thể trở thành sinh viên của trường:

Bước 1: Đăng ký trên website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/

Bước 2: Kết bạn qua zalo số Hotline: 0868841179

Bước 3: Chụp ảnh học bạ lớp 11 hoặc kì 1 lớp 12 và gửi qua zalo

Nhận hồ sơ xét tuyển từ 01/03/2023.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo