Những mặt hạn chế của ngành Thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử 2023 hiện nay là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam. Nhất là trong thời đại kỹ thuật số, nơi mà mọi thứ đều đang được tự động và công nghệ hóa. Có thể thấy điều này rõ nhất qua vô vàn website bán hàng online như Tiki, Shopee, Fahasa, Sendo, Lazada, … qua những điều trên, ta lại càng khẳng định được tiềm năng của ngành thương mại điện tử. Tuy vậy, có một số mặt hạn chế của thương mại điện tử mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Khám phá những mặt hạn chế của ngành thương mại điện tử (nguồn ảnh: google)
Khám phá những mặt hạn chế của ngành thương mại điện tử (nguồn ảnh: google)

Tính cạnh tranh mặt hạn chế của thương mại điện tử

 Việc thương mại điện tử phát triển cũng đồng nghĩa với việc ngành này đang dần trở thành tâm điểm của sự chú ý cũng như đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước. Chính vì vậy, nếu muốn có một chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp phải tạo được điểm nhấn riêng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Đặc biệt là phải đầu tư vào quảng cáo nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh.

Vận chuyển hàng hóa

Thời gian cũng như phí vận chuyển cũng là một trong những vấn đề phải đề cập cũng như khắc phục ở ngành này. Khi mà đi mua hàng trực tiếp thì khách hàng có thể mua, thanh toán và xách tay về nhà luôn. Còn với mua hàng online, thời gian để sản phẩm đến tay khách hàng là 2-3 ngày, thậm chí có khi còn lên tới cả 1 tuần tùy vào vị trí địa lý của khách hàng cũng như nhà phân phối. Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp nên tích hợp nhiều đơn vị vận chuyển để có thể cân bằng với nhu cầu và thời gian giao hàng. Đồng thời, xác định rõ ràng và minh bạch thời gian sản phẩm đến tay của khách hàng

Cần xác định được rõ thời gian sản phẩm đến tay của khách hàng (nguồn ảnh: google)
Cần xác định được rõ thời gian sản phẩm đến tay của khách hàng (nguồn ảnh: google)

Lòng tin của người dùng đối với doanh nghiệp.

Lòng tin của khách hàng cũng là một trong những yếu tố nan giải của thương mại điện tử. Khách hàng luôn luôn lo lắng rằng liệu mình có mua phải hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng khi mua hàng online. Chưa kể, việc mua hàng trực tuyến còn khiến khách hàng lo lắng về việc rò rỉ thông tin cá nhân cũng như an toàn bảo mật. Việc mua hàng online cũng như một con dao hai lưỡi, tuy rất thú vị và độc đáo song cũng mang lại đôi chút cảm giác bất an, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khách hàng không thể mua sắm khi website hoặc app bị trục trặc

Một trong những thế mạnh lớn nhất của kinh doanh online đó chính là sự thuận tiện khi chỉ cần một vài thao tác, khách hàng đã có thể dễ dàng mua được sản phẩm mong muốn. Tuy vậy, đây cũng là một điểm yếu của thương mại điện tử khi mà chỉ cần app gặp vấn đề hoặc lỗi kỹ thuật đột ngột có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm, đồng thời trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của công ty mẹ. Thậm chí, app hay website thiếu chuyên nghiệp cũng có thể ảnh hưởng lớn tới hình ảnh, doanh tiếng cũng như lòng tin của khách hàng.

Cần phải xây dựng một đội ngũ kỹ thuật mạnh cho marketing online (nguồn ảnh: google)
Cần phải xây dựng một đội ngũ kỹ thuật mạnh cho marketing online (nguồn ảnh: google)

Sự thiếu kiên nhẫn của khách hàng

Khi mua hàng trực tiếp hoặc những địa điểm bán lẻ, mọi thắc mắc hay vấn đề của khách hàng hoàn toàn có thể được giải đáp ngay tức thì. Tuy vậy, hình thức Marketing Online lại khiến khách hàng chờ đợi. Gần như không ai muốn chờ đợi quá lâu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ riêng làm việc, sẵn sàng online 24/7 để có thể trả lời khách hàng một cách nhanh chóng.

Độ phổ biến của những kênh bán lẻ

Không thể phủ nhận được rằng Marketing Online đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm rất nhiều trên thị trường hiện nay. Lượng doanh thu của ngành bán lẻ vẫn hơn doanh thu của thương mại điện tử. Đây cũng chính là lý do một số doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp O2O (Online to Offline và Offline to Online). Với phương pháp này, khách hàng hoàn toàn có thể xem thông tin về sản phẩm qua facebook, google sau đó trực tiếp đến cửa hàng để mua hàng hoặc ngược lại là đến cửa hàng để trực tiếp xem chất lượng sản phẩm sau đó về đặt hàng online.

Không thể phủ nhận độ phổ biến cũng như tiềm năng của ngành thương mại điện tử. Song song với đó cũng là một số những điểm yếu nên được hạn chế hoặc khắc phục của ngành này để có thể phát triển nhanh chóng hơn trong tương lai.

Người thực hiện: Đỗ Thị Hoàng Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo