Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài hợp lý – bạn cần rèn luyện như thế nào?

Trong hoạt động học tập của sinh viên, mà nhất là tự học bằng cách nghe giảng viên giảng bài, nghe bạn thuyết trình trên lớp, kết hợp với ghi chép bài là một kỹ năng không thể thiếu được bất cứ sinh viên nào cũng đang thực hiện kỹ năng này, nhưng việc thực hiện kỹ năng có hiệu quả hay không thì không phải sinh viên nào cũng làm được.

* Để việc nghe trên lớp có hiệu quả, sinh viên cần thực hiện tốt khâu chuẩn bài học trước khi đến lớp:

Sinh viên cần nghiên cứu trước vấn đề mà giáo viên đã đưa ra, đã dặn dò nội dung chuẩn bị trong buổi học trước (đọc giáo trình, tài liệu trước khi đến lớp).

Trong khi chuẩn bị bài cần ghi chú lại những vấn đề mình chưa hiểu, chưa hiểu rõ, những vấn đề khúc mắc cần hỏi giảng viên. Biết được những vấn đề cần quan tâm để nhắc nhở mình chăm chú hơn khi nghe giảng (sinh viên phải chủ động nêu được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề trong học tập).

* Tinh thần học tập và chú ý lắng nghe của bạn trong tiết học

Khi nghe giáo viên giảng trên lớp và nghe bạn thuyết trình cần phải chăm chú và tập trung cao độ, gạt bỏ tất cả những suy nghĩ còn vương vấn trong thời gian trước đó để nghe được lời thầy, cô giảng và lời bạn thuyết trình. Lúc này tư duy cần làm việc hết sức tích cực, khẩn trương.

(Sinh viên nghe giảng trên giảng đường)
(Sinh viên nghe giảng trên giảng đường)

Những điều lưu ý khi nghe giảng:

Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học, đây là thời điểm mà giáo viên sẽ nhấn mạnh nội dung, mục tiêu của tiết học cần đạt được cho sinh viên để cô và trò cùng tìm các phương pháp phù hợp đạt được mục tiêu tiết học.

Tập trung theo dõi, gạch chân hoặc đánh dấu bằng các ký hiệu, chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe.

Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài, đặc biệt chú ý đánh dấu để tạo ra sự khác biệt của những nội dung trọng tâm quan trọng, mấu chốt của vấn đề.

Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất thường được giảng viên nhấn mạnh qua khẩu ngữ, ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.

Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác vì đây là lúc kiến thức được hệ thống hóa, so sánh, phân tích, tổng hợp …Việc này giúp nắm được hệ thống hóa, khái quát kiến thức để có thể đi đến kết luận để rút ra cái mới đạt được mục tiêu của nội dung học tập.

Trong quá trình nghe, gặp những nội dung khó hiểu, hiểu chưa đầy đủ hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe không bị gián đoạn.

 

(Bạn cần lắng nghe và có những phản hồi về việc chưa hiểu nội dung giảng của giáo viên khi kết thúc tiết giảng (nguồn ảnh: internet))
(Bạn cần lắng nghe và có những phản hồi về việc chưa hiểu nội dung giảng của giáo viên khi kết thúc tiết giảng (nguồn ảnh: internet))

Khi lời giảng của giảng viên hay thuyết trình của bạn dừng lại, tập trung nghe phần nhận xét, đúc kết của giáo viên cho nhóm thuyết trình, hoặc các câu hỏi của các sinh viên khác trong lớp dành cho giảng viên và người thuyết trình, những vấn đề được hỏi không trùng lập với mình thì nhanh chóng ghi chép lại. Sau đó sinh viên có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu đối với giảng viên và bạn thuyết trình.

Việc kết hợp giữa nghe giảng và ghi chép là một kỹ năng tự học mà sinh viên cần rèn luyện, kỹ năng này là một phương pháp học tập có hiệu quả đối với sinh viên, qua việc nghe giảng viên giảng bài và thuyết trình nhóm từ bạn sinh viên không chỉ học tập được kiến thức từ người giảng viên hay các bạn trong học tập mà còn học được những kỹ năng cần thiết cho sinh viên như khi trình bày vấn đề trước người khác hoặc trước đám đông, cách thức kết hợp các loại ngôn ngữ trong diễn thuyết, giải quyết các tình huống trong diễn thuyết, kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, kỹ năng ứng xử giao tiếp….. bên cạnh đó sinh viên còn rèn được kỹ năng biết lắng nghe người khác.

Việc ghi chép sẽ được thực hiện như thế nào?, ghi những nội dung gì? Ghi liên tục tất cả những điều giảng viên thuyết trình đặc cả trang giấy để rồi sau này đọc lại chính bản thân người ghi cũng không đọc nổi những điều mình đã ghi. Có thể nói ghi chép khi nghe là một nghệ thuật đối với từng cá nhân. Do đó, trong quá trình ghi chép sinh viên cần nắm được một số điểm như sau:

Không nên ghi hết những điều đã có trong giáo trình mà chỉ ghi những nội dung mà giảng viên nhấn mạnh trong quá trình giảng bài. Điều này sinh viên phải theo dõi liên tục quá trình giảng bài của giảng viên.

Những phần kiến thức mở rộng có liên quan đến nội dung kiến thức môn học mà giảng viên đang nói (sinh viên cần ghi chép lại để về nhà có thể nghiên cứu sâu hơn và bổ sung cho hoàn thiện hơn).

Ghi chép bài một cách khoa học là phương pháp dễ hồi tưởng và tái hiện kiến thức nhất (nguồn ảnh: internet)
Ghi chép bài một cách khoa học là phương pháp dễ hồi tưởng và tái hiện kiến thức nhất (nguồn ảnh: internet)

Có thể ghi nội dung kiến thức theo hình cây, hình cột, bảng biểu phù hợp với nội dung kiến thức để đỡ mất thời gian mà không phải ghi nhiều.

* Thực hiện việc kết hợp nghe và ghi chép như sau:

– Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình

– Viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự, ký hiệu của cá nhân để viết tắt để nhằm tiết kiệm thời gian ghi chép, kịp thời gian nghe thầy, cô giảng bài, câu hỏi, câu trả lời của bạn.

– Ghi có chọn lọc cả chính dề và phản đề, ghi cả thắc mắc của mình trong quá trình nghe để lựa chọn thời gian phù hợp hỏi thầy, cô và hỏi bạn về những điều thắc mắc trên.

– Ghi chép những điều ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có…

  (Nghe – Hiểu -  Hệ thống hóa kiến thức qua Ghi chép là phương pháp học tập tối ưu của sinh viên (nguồn ảnh: internet))
  (Nghe – Hiểu –  Hệ thống hóa kiến thức qua Ghi chép là phương pháp học tập tối ưu của sinh viên (nguồn ảnh: internet))

Như đã nói ở trên, đây là kỹ năng quan trọng của sinh viên trong học tập trên lớp. Khi sinh viên rèn luyện tốt kỹ năng này tạo ra một kết quả tốt là vở ghi sẽ được đầy đủ kiến thức cơ bản, trọng tâm, lưu trữ được những thông tin cần thiết để làm tài liệu trong quá trình thực hiện các kỹ năng sau này như kỹ năng ôn tập, kiểm tra để chuẩn bị cho hoạt động kiểm tra và thi hết môn đạt hiệu quả tốt.

Người thực hiện: Ban biên tập Website

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo