Sáu lầm tưởng tai hại của sinh viên ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống

Cùng chính sách mở cửa phát triển kinh tế đất nước của Chính phủ thì Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển thu hút lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng cao. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân viên ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống là rất lớn. Tuy nhiên, thực trạng thị trường lao động ngành này vẫn không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy, nguyên nhân do đâu? Hệ quả của tình trạng trên là gì? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết của HCCT

Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống là ngành luôn "khát" nguồn nhân lực.
Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống là ngành luôn “khát” nguồn nhân lực.

Nguyên nhân khiến nguồn nhân lực ngành Quản trị khách sạndịch vụ ăn uống luôn thiếu hụt

Không thể phủ nhận tiềm năng về cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống là vô cùng rộng lớn. Nếu nhấp chuột tìm việc trên ứng dụng google sẽ cho bạn 20 triệu kết quả trong 0,36 giây các thông tin tuyển dụng nhân sự tại nhiều vị trí trong ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống với nhiều cấp bậc như: nhân viên lễ tân, nhân viên buồng phòng, quản lý nhà hàng, giám đốc khách sạn …

Cầu cao nhưng cung lại luôn thiếu, trong khi mỗi năm có tới 15 nghìn nhân lực tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu nhân lực ngành này, đó là không kể đến nhân lực trái ngành, người tìm việc và lao động phổ thông. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng ngành này?

Thứ nhất, các cơ sở đào tạo (Đại học, cao đẳng) ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống vẫn nặng về đào tạo lý thuyết và các môn học đại cương mà không tạo điều kiện cho sinh viên được thực tế nghề, tiếp xúc nghề nghiệp từ sớm. Thời gian thực tập, thực tế nghề nghiệp còn quá ít khiến cho phần lớn sinh viên không thể xác định được thực tế công việc.

Thứ hai, với suy nghĩ học cao nhưng ra vẫn làm nhân viên (phục vụ, chào khách, đứng cửa …) khiến nhiều sinh viên sinh tâm lý chán nản và bị sốc trước thực tế nghề nghiệp. Dẫn đến tình trạng “Đứt gánh giữa đường” thường xảy ra đối với sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống.

Thứ ba, các cơ sở khách sạn và dịch vụ ăn uống tuyển dụng nhân sự trái ngành và lao động phổ thông tuy có tuyển dụng được nhưng vị trí nhất định nhưng trong thời gian thử việc, lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực trái ngành lại không đáp ứng được yêu cầu công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung của tập thể. Kết quả là đa số lao động bị thôi việc sau một thời gian.

Sinh viên khoa KSDL - HCCT tại buổi giới thiệu chương trình thực tập ở Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay
Sinh viên khoa KSDL – HCCT tại buổi giới thiệu chương trình thực tập ở Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay

Sáu lầm tưởng tai hại của sinh viên ngành Quản trị khách sạndịch vụ ăn uống về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp 

Một là: học đại học thì không làm nhân viên

Nhân viên là công việc của lao động phổ thông đòi hỏi sức khỏe và vận động tay chân như: nhân viên tạp vụ, nhân viên buồng phòng … đó là công việc của người không học đến nơi đến chốn, họ không có trình độ nên mới phải làm những công việc đó. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng mà đa số sinh viên mắc phải, khiến các bạn có những suy nghĩ lệch lạc khi bắt đầu sự nghiệp cho mình. Việc bạn tốt nghiệp với tấm bằng Đại học, cao đẳng chính quy trong tay thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ cao hơn những người yếu thế hơn bạn. Tuy vậy, ở bất kể ngành nghề gì, muốn làm được những vị trí quản lý thì bạn phải trải qua các vị trí làm nhân viên để tích lũy kinh nghiệm và quản lý hiệu quả nhất.

Hai là: chỉ cần có bằng Đại học là sẽ xin được việc

Vẫn còn có suy nghĩ sai lệch về cơ hội việc làm của bản thân sau tốt nghiệp của nhiều sinh viên trong hiện tại. Các bạn cho rằng mình có bằng cấp và được đào tạo bài bản thì sẽ dễ dàng xin việc, nhất là những công việc ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, trong thực tế tuyển dụng, do đặc thù ngành nghề nhiều nhà tuyển dụng không quá để ý đến bằng cấp mà họ quan trọng thái độ và tác phong làm việc. Khi đó, bằng cấp sẽ được xếp vào điều kiện đủ trong hồ sơ xin việc của bạn mà thôi.

Ba là: học quản trị thì phải ra làm quản lý ngay

Khi theo học ngành Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống, người học luôn hướng đến một tương lai tốt đẹp là trở thành những nhà quản lý. Lầm tưởng đó đã dẫn đến những rào cản nhất định để đặt nền móng cho công việc ngay từ trong suy nghĩ. Họ đã quên đi quy luật phát triển tất yếu của nghề là nên bắt đầu từ vị trí nhân viên để có những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho người quản lý.

Bốn là: cứ ứng tuyển vào các vị trí cao mới sang

Với kiến thức được đào tạo và bằng tốt nghiệp loại ưu, nhiều sinh viên đã ứng tuyển vào các vị trí quản lý vì tự tin rằng mình sẽ làm tốt công việc. Nhưng những kiến thức bạn được học là nền tảng, là hành trang cho bạn sau tốt nghiệp, nhưng vận dụng nó vào thực tiễn có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào từng tình huống và hoàn cảnh nhất định. Ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống là ngành dịch vụ nên trong quá trình tiêu dùng, sản phẩm sẽ được đánh giá bởi các khách hàng với mức độ đánh giá khác nhau tùy thuộc cảm quan của từng khách. Đồng thời, trong thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh đòi hỏi nhân viên và quản lý phải cùng nhau giải quyết mới mang lại hiệu quả như ý mà vẫn giữ được uy tín của đơn vị kinh doanh. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng luôn đề cao người có kinh nghiệm hơn là bằng cấp, nên hãy là những nhân viên ưu tú trước khi bạn trở thành quản lý nhé. Bạn hãy bắt đầu từ vị trí phù hợp với năng lực của bản thân để có khởi đầu tốt đẹp nhé!

Năm là: học gì làm nấy

Sau tốt nghiệp ai cũng mong muốn làm đúng công việc liên quan đến những gì mình đã học và vận dụng các kiến thức mình có vào nghề nghiệp. Tuy nhiên, ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống là một ngành đặc thù. Vì thế sau tốt nghiệp bạn có cơ hội trải nghiệm ở nhiều vị trí việc làm khác nhau và có cơ hội thử sức với năng lực của bản thân ở nhiều lĩnh vực nên hãy từ bỏ suy nghĩ học gì làm nấy để bạn luôn có sự sẵn sàng và bản lĩnh trước yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Sáu là: thái độ không quan trọng, quan trọng là kỹ năng

Nhiều bạn trẻ không để tâm đến việc hình thành thái độ và tác phong trong công việc vì ỷ lại mình tốt nghiệp loại ưu nên sớm bị đào thải sau thời gian làm việc khi có những thái độ coi thường khách hàng và đồng nghiệp. Hiện nay, một số cơ sở đào tạo đã quan tâm đến việc gắn môn học đạo đức nghề nghiệp trong chương trình đào tạo cho người học để giúp người học có những định hướng đúng đắn cũng như hình thành thái độ và tác phong nghề nghiệp ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Chương trinh đào tạo của HCCT tới 70% là thực hành và thực tế 
Chương trinh đào tạo của HCCT tới 70% là thực hành và thực tế 

Đào tạo ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống tại HCCT!

Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo nhân lực ngành Thương mại và Du lịch cho đất nước và thủ đô, theo học ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống sạn tại Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội bạn có cơ hội được thực tế nghề nghiệp và học kiến thức chuyên ngành ngay từ năm thứ nhất. HCCT chú trọng thực hành và đưa sinh viên đi thực tế nghề nghiệp thông qua kết nối với các Nhà hàng – Khách sạn uy tín tại thủ đô: Khách sạn Daewoo, Hilton, Marriott … giúp sinh viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm hành trang sau tốt nghiệp.

Khi trở thành sinh viên ngành Quản trị khách sạn và dịch vụ ăn uống sạn tại HCCT bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về các kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để bạn vững bước tương lai. Chúc bạn thành công!

Người thực hiện: Nguyễn Gấm – P. CTHSSV

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo