Một số vấn đề mà sinh viên gặp phải khi lên Cao đẳng

Sau 12 năm học ngồi trên ghế nhà trường, giờ đây các bạn 2K5 đã chân ướt chân ráo, chuẩn bị bước đến ngôi trường Cao đẳng đúng như nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Lên được Cao đẳng là một chuyện, đối mặt với những vấn đề khi học đại học cũng là một vấn đề không phải bỏ qua? Vậy, một số vấn đề mà sinh viên Cao đẳng phải đối mặt là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này, qua đó tìm ra giải pháp cho riêng mình nhé.

Một số vấn đề mà sinh viên Cao đẳng phải đối mặt

1. Vấn đề kinh tế

Đầu tiên không thể không nhắc đến là vấn đề kinh tế. Tôi có quen một người có đủ điểm đỗ Kinh tế quốc dân, nhưng điều kiện kinh tế của gia đình anh ấy không đủ để chi trả nên anh ta phải vào đại học xây dựng. Tuy rằng đại học xây dựng cũng không phải là một trường kém, song, việc không thể học được trường đại học mà mình mong muốn cũng là một điều khá là đáng tiếc. Tôi khá chắc chắn đây không phải là vấn đề quá đỗi hiếm gặp. Thi đỗ là một chuyện, còn đủ tiền để học không lại là một chuyện khác. Như các bạn đã biết, học phí đại học thì ngày một tăng cao, chưa kể đến chi phí ăn uống, sinh hoạt, tiền nước tiền điện hay phòng trọ,… Có rất nhiều sinh viên đã phải nghỉ học giữa chừng hay không đủ kinh tế để có thể theo được ngôi trường mong ước của mình.

Kinh tế là một trong những vấn đề sinh viên Cao đẳng phải đối mặt
Kinh tế là một trong những vấn đề sinh viên Cao đẳng phải đối mặt – Nguồn: Internet

 

2. Không quen cách học tập

Vấn đề học tập cũng là một vấn đề không thể bỏ qua. Như các bạn đã biết, việc học tập trên Cao đẳng rất là khác so với việc học trung học. Ở Cao đẳng, bạn theo đúng nghĩa đen, sẽ bị nhồi một đống lý thuyết vào đầu. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng một số sinh viên cố gắng nhồi nhét, hay thậm chí là thức đêm thức hôm chỉ để học thêm. Tuy rằng việc này không hoàn toàn là xấu, nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe lâu dài cũng như thời gian rảnh của sinh viên bị hạn chế đi đáng kể. Hãy biết thực lực của mình, cố gắng sắp xếp thời gian biểu, lịch trình hợp lý để có thể vừa học vừa tận hưởng thời gian của mình một cách tối đa. Vì sau cùng, chẳng ai có thể trải nghiệm tuổi trẻ của mình hai lần cả.

3. Không tìm được phòng trọ phù hợp

Nhà trọ như là một phần không thể thiếu của việc học Cao đẳng. Tuy nhiên, để tìm được phòng trọ đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên từ giá thành, vị trí,… cho đến vệ sinh, bạn cùng trọ,… dẫn đến việc các bạn sinh viên cứ mỗi 1-2 tháng lại đổi trọ một lần, rất vất vả. Chưa kể rằng đối với một số bạn sinh viên từ quê mới lên thành phố để học tập, việc bị lừa đảo hay ép giá thuê trọ ở thành phố là không hiếm thấy.  Điều này gián tiếp làm ảnh hưởng đến ấn tượng đầu, hay thậm chí là kết quả học tập hay tâm lý của các bạn sinh viên.

4. Bạn cùng học không hòa hợp

Lại nhắc đến vấn đề bạn cùng phòng, một vấn đề mà khá nhiều sinh viên gặp phải. Sẽ rất khó chịu nếu bạn cùng phòng của bạn không hòa hợp về tính cách, lối sinh hoạt hay cách sống. Rất nhiều sinh viên năm nhất mới ở với nhau được vài hôm mà đã không ngừng gây gổ, cãi nhau vì những việc từ nhỏ đến lớn. Điều này vô hình cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý hay thành tích học tập của các bạn trên lớp.

Tâm lý ảnh hưởng khi bạn cùng học không hòa hợp - Nguồn: Internet
Tâm lý ảnh hưởng khi bạn cùng học không hòa hợp – Nguồn: Internet

5. Nhớ nhà

Có nhiều bạn khi ở với gia đình thì chỉ muốn thoát khỏi sự quản lý hay trói buộc từ bố mẹ. Chẳng ai ngờ được rằng, cái thứ mà mình cố gắng thoát khỏi hồi đấy lại sẽ trở thành một nỗi nhớ không nguôi bây giờ. Đây có lẽ là chướng ngại vật đầu tiên mà các bạn phải vượt qua khi mới bước chân vào đại học. Mọi thứ đột ngột trở nên quá xa lạ, không còn được ở trong sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ khiến cho tâm lý của bạn tạo cảm giác thiếu vắng những thứ thân thuộc. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn sinh viên. Một lời khuyên là nếu có thể, bạn hãy xem xét việc đi về gặp gia đình 1-2 tháng/lần hoặc thường xuyên gọi điện zalo, facetime cho gia đình.

Gia đình đi xa mới thấy nhớ - Nguồn: Internet
Gia đình đi xa mới thấy nhớ – Nguồn: Internet

6. Quản lý cuộc sống cá nhân

Cuối cùng là quản lý cuộc sống cá nhân. Việc lên Cao đẳng cũng như xa gia đình, khiến cho rất nhiều sinh viên rơi vào những lối sống không lành mạnh do nhiều nguyên do khác nhau. Có thể là do bị deadline dí, có thể do vô tình ăn chơi khi không có ai quản lý. Tuy rằng việc này khá là khó khăn, nhưng sinh viên nên tạo cho mình một thái độ lạc quan cũng như rèn luyện cho mình cả sức khỏe về mặt thể chất cũng như tinh thần, qua đó ngày một trưởng thành, chín chắn hơn.

Phần kết

Vậy là vừa rồi, bạn đọc đã thấy được một số vấn đề mà sinh viên năm nhất có thể gặp phải trong quá trình bước vào Cao đẳng. Tuy rằng chưa thể liệt kê hết những vấn đề tồn đọng của sinh viên, nhưng tôi hy vọng bài viết này sẽ có thể giúp được những bạn đọc, đặc biệt là những sinh viên 2K5 đang chuẩn bị bước vào Cao đẳng.

Nguyễn Lan Phương – khoa Ngoại ngữ

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo