Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Sau đại dịch Covid – 19 nhu cầu về du lịch của con người ở mọi độ tuổi đều được bật ra như lò xo bị nén lâu ngày. Trong 4 tháng đầu năm 2023., du lịch Việt Nam đón gần 3,7 triệu khách quốc tế, phục vụ 38 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 196,6 nghìn tỷ đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của « Ngành công nghiệp không khói » ở nước ta.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho đọc giả và sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành biết, tìm hiểu về các loại hình du lịch qua đó có những định hướng nghề nghiệp phù hợp trong công việc của mình sau này nhé !

Các loại hình du lịch sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần biết để định hướng nghề nghiệp

Loại hình du lịch là gì ? Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau ; hoặc thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch; hoặc được bán cho cùng một nhóm đối tượng khách hàng vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó.

Có những loại hình du lịch nào ?

Với cách hiểu về loại hình du lịch như trên thì có thể phân chia thành các loại hình du lịch dựa trên những căn cứ nhất định, Nhìn chung có những loại hình du lịch như sau :

  1. Căn cứ vào lãnh thổ có du lịch quốc tế, du lịch nội địa

+ Du lịch quốc tế là hình thức du lịch ở đó điểm xuất phát và điểm đến trong chuyến du lịch của khách được thực hiện ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Khách du lịch sử dụng chủ yếu các dịch vụ ở nước ngoài ( điểm đến) do đó khách du lịch phải đi qua biên giới và chi tiêu bằng ngoại tệ

+ Du lịch nội địa: là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

Đây là hai loại hình du lịch phổ biến, ngoài việc yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng nghề thì sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần bổ sung thêm ngoại ngữ, đây là yếu tố cần thiết trong hoạt động du lịch (nhất là làm du lịch quốc tế) để người làm trong ngành này phát huy tối đa lợi thế của bản thân và tạo thêm nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

  1. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

Với tiêu chí này, du lịch được phân thành những loại hình sau:

– Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Hình thức du lịch này xuất phát từ đối tượng khách du lịch có nhu cầu cần có thời gian và không gian phù hợp nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi thể lực, trí lực sau những ngày làm việc mệt mỏi. Đối tượng khách du lịch thường là những người có thu nhập trên trung bình, đi theo gia đình làm cho cuộc sống thêm đa dạng sắc màu.

– Du lịch thể thao: Hình thức du lịch này du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao, vừa tập luyện sức khỏe vừa khám phá thiên nhiên như: Du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá, du lịch tham gia bóng đá, bóng truyền, trượt tuyết…. hoặc có thể đi du lịch để tham dự hoặc xem các cuộc thi đấu thể thao…

– Du lịch chữa bệnh: đối tượng khách du lịch ở lợi hình này là những người có nhu cầu chữa bệnh cả về thể chất và tinh thần. Nơi họ đi du lịch có thể là những nơi có khí hậu trong lành, những nơi có nước khoáng tự nhiên hoặc bằng bùn tự nhiên, chữa bệnh bằng hoa quả hoặc bằng sữa. Đây là loại hình du lịch đặc thù xã hội này càng phát triển để đảm bảo sức khỏe và chữ các loại bệnh bằng phương pháp tự nhiên thì du khách sẽ thực hiện loại hình du lịch này.

– Du lịch công cụ: Thông thường lọai khách du lịch này họ trực tiếp tham gia vào các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, cuộc gặp gỡ, lễ kỷ niệm…… nhằm thực hiện những chuyến công tác hoặc hoạt động nghề nghiệp đặc thù.

– Du lịch văn hóa: loại hình du lịch này thường là của những du khách ham hiểu biết, thích mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, vùng miền và thỏa mãn tri tò mò của các nhân có thể là những cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học sinh sinh viên hoặc có thể là các thương gia đi nghiên cứu thị trường kinh doanh. Dự án đầu tư hay đi ký kết hợp đồng.

– Du lịch tôn giáo (du lịch tâm linh): Đây là loại hình du lịch xuất hiện theo chu kỳ trong năm theo các ngày lễ lớn của mỗi tôn giáo. Loại hình du lịch này ngoài việc ngắm cảnh quan thiên nhiên thì còn thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của các tôn giáo khác nhau.

  1. Căn cứ vào đối tượng và thời gian đi du lịch có: Du lịch thanh thiếu niên; Du lịch dành cho những người cao tuổi; Du lịch phụ nữ, gia đình.; Du lịch ngắn ngày; Du lịch dài ngày.
  2. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

– Du lịch theo đoàn: Đây là hình thức du lịch thường được xây dựng sẵn kế hoạch, chương trình, lịch trình của chuyến đi. Với hình thức thức du lịch này khách du lịch có thể đặt Tour của các công ty lữ hành hoặc có thể tự tổ chức đi theo từng đoàn

– Du lịch cá nhân: là hình thức du lịch cá nhân đã xây dựng kế hoạch trước, hình thức du lịch này cá nhân có đi theo các đăng ký với công ty lữ hành, kế hoạch đi và công tác chuẩn bị sẽ được thông báo và chuẩn bị trước hoặc cá nhân có thể tự tổ chức riêng lẻ (đi tự do) hoặc không có kế hoạch định trước.

       5. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi du khách đến du lịch có: Du lịch nghỉ núi; Du lịch nghỉ biển, sông, hồ; Du lịch thành phố. Du lịch đồng quê.

Sinh viên khoa khách sạn du lịch đanh thực hiện chương trình môn học tại tuyến điểm
Sinh viên khoa khách sạn du lịch đanh thực hiện chương trình môn học tại tuyến điểm

Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Hiện nay, nhu cầu du lịch của du khách không chi nóng lên vào thời điểm 3 tháng hè như trước đây, mà nhu cầu du lịch xuất hiện quanh năm được thực hiện ở nhiều loại hình khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của xã hội  nhiều công ty, tập đoàn và mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành được hình thành trong khi nguồn nhân lực của ngành này lại khan hiếm.

Nguyên nhân khan hiếm nguồn lao động cao trong lĩnh vực du lịch chủ yếu là do dịch bệnh kéo dài các công ty lữ hành đóng cửa, người lao động đã chuyển sang nghề khác. Với lợi thế về ngành du lịch ngày càng rộng mở, nguồn nhân lực khan hiếm như trên đã khẳng định có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thực hành dẫn tour tại tuyến điểm
Sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thực hành dẫn tour tại tuyến điểm

Sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành làm những công việc gì sau khi ra trường?

– Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch, lữ hành

– Nhân viên chăm sóc khách hàng

– Quản trị, Điều hành tour, Thiết kế tour, sale tour tại các công ty du lịch trong và ngoài nước.

– Lễ tân văn phòng của công ty, khách sạn

– Tổ chức các sự kiện – hội nghị, hội thảo

– Quản lý điều hành hoặc nhân viên phục vụ tại các khu du lịch, vui chơi giải trí

– Làm chuyên viên, cán bộ quản lý trong các lĩnh vực văn hóa du lịch tại các sở ban, ngành….

– Làm giảng viên tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về du lịch.

Nếu bạn có sở thích được khám phá và đi du lịch nhiều nơi. Nếu bạn là một người năng động, cởi mở, giao tiếp tốt, luôn yêu thích đám đông và đặc biệt thích xê dịch thì hãy chọn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) để nhanh chóng trở thành sinh viên và có nhiều cơ hội làm việc và phát triển bản thân trong ngành du lịch nhé. Đơn giản chỉ cần 3 bước:

Bước 1: Đăng ký trên website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/

Bước 2: Kết bạn qua zalo số Hotline: 0868841179

Bước 3: Chụp ảnh học bạ lớp 11 hoặc kì 1 lớp 12 và gửi qua zalo

Người thực hiện: Nguyễn Đình Long – Giảng viên khoa Khách sạn du lịch

Từ khóa: ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo