Để trở thành nhà quản trị tương lai, GenZ không thể bỏ qua điều này

Phấn đấu trở thành nhà quản trị tương lai – người sẽ nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiệp, GenZ nhất định phải biết những thông tin dưới đây.

  1. Tầm quan trọng của nhà quản trị tương lai

Nhà quản trị tương lai chính là những người sẽ thực hiện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản trị trong tương lai. Một doanh nghiệp mạnh khi nhiều người trong doanh nghiệp đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, nhà quản trị tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng các thành viên đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.

Do vậy, họ cần có kiến thức về kinh doanh, quản trị và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, hoạt động kinh doanh, GenZ – những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, để có thể đón đầu và tận dụng được các cơ hội đó, GenZ cần phải có một tư duy quản trị và kỹ năng phù hợp. Nếu họ không có được những kỹ năng và tư duy cần thiết, họ sẽ khó có thể cạnh tranh và tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, với vai trò nhà quản trị.

Việc tìm hiểu và phát triển những yếu tố đó để trở thành nhà quản trị tương lai đồng nghĩa với việc phát triển bản thân trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Điều này sẽ giúp cho GenZ có được cơ hội tốt hơn để thăng tiến trong sự nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế.

  1. Trở thành nhà quản trị tương lai, GenZ cần những gì?

Các kỹ năng cần thiết

Để trở thành nhà quản trị trong tương lai, GenZ cần rèn luyện và sở hữu một loạt các kỹ năng quan trọng, bao gồm:

Kỹ năng lãnh đạo: Nhà quản trị tương lai cần rèn luyện khả năng lãnh đạo, đưa ra quyết định và định hướng cho doanh nghiệp. Họ biết cách truyền cảm hứng và động viên đội ngũ nhân viên để đạt được mục tiêu chung.

Theo Steve Jobs – một nhà quản trị kinh doanh xuất sắc, được cho là bậc thầy về nghệ thuật quản trị, đề cao năng lực của nhân viên chính là chiếc chìa khóa duy nhất để thúc đẩy sự sáng tạo. Ông cũng cho rằng, một trong những điều tồi tệ nhất khiến nhân viên chán nản và mất tinh thần là người lãnh đạo không có khả năng gắn kết mọi người lại với nhau.

Kỹ năng lãnh đạo rất cần thiết với nhà quản trị tương lai (Nguồn: Pexels)
Kỹ năng lãnh đạo rất cần thiết với nhà quản trị tương lai (Nguồn: Pexels)

Kỹ năng quản lý thời gian: Nhà quản trị tương lai cần biết cách quản lý thời gian hiệu quả để có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau trong cùng một thời điểm. Họ ưu tiên và phân bổ thời gian sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng giao tiếp: Bảo đảm giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với các đối tác, khách hàng, nhân viên và cộng đồng; lắng nghe và thấu hiểu các ý kiến và góp ý.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đó là khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp. Họ có khả năng phân tích và đánh giá các tình huống khác nhau để đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng.

Kỹ năng quản lý nhân sự: Cách quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực, động viên và phát triển các kỹ năng của nhân viên, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.

Theo Jack Ma – cựu CEO kiêm nhà sáng lập Alibaba, nhà quản trị là người biết truyền cảm hứng và khích lệ các nhân viên – nhân tố góp phần mang lại thành công lớn của công ty. “Hãy tập hợp đội ngũ của bạn, làm cho họ hài lòng”, ông từng chia sẻ.

Sự hiểu biết sâu sắc về kinh doanh

Muốn đưa doanh nghiệp của mình đến thành công, thì nhà quản trị cần hiểu rõ về các khía cạnh kinh doanh như sản phẩm, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh… Việc trau dồi sự hiểu biết về kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị tương lai đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả, tăng cường khả năng dự báo và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hiểu biết về kinh doanh cũng giúp cho nhà quản trị tương lai có khả năng phát triển các chiến lược tăng trưởng và đưa ra các quyết định về đầu tư, mở rộng và phát triển sản phẩm mới.

Có khả năng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng

Trong kinh doanh ngày nay, các công nghệ và xu hướng thị trường thay đổi liên tục, do đó những nhà quản trị tương lai cần phải rèn luyện khả năng thích nghi nhanh chóng để đưa ra các quyết định kinh doanh.

Thực tế, theo khảo sát thường niên của công ty kiểm toán PwC đối với hơn 4.000 CEO trên toàn thế giới, trong đó có 1.634 CEO ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), 53% trong APAC tin rằng, mô hình kinh doanh hiện tại sẽ không tồn tại được trong thập kỷ tới. Họ cho rằng cần phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh để duy trì khả năng tồn tại trước những biến động. Các CEO tại Việt Nam cũng cho rằng cần phải chuẩn bị để đứng vững trước những biến động, vượt qua các trở ngại như điều chỉnh mô hình kinh doanh, áp dụng công nghệ mới để chuyển đổi doanh nghiệp…

  1. Lợi ích của việc GenZ phấn đấu trở thành nhà quản trị

Bối cảnh chuyển đổi số trong kinh doanh là xu hướng, đem lại cơ hội nghề nghiệp đa dạng, thu nhập hấp dẫn và tiềm năng thăng tiến cho GenZ, nhất là khi phấn đấu trở thành nhà quản trị tương lai.

Với các kiến thức, kỹ năng tích lũy được, một nhà quản trị tương lai sẽ có thể làm việc ở các cấp độ, vị trí khác nhau. Lộ trình phấn đấu có thể trở thành giám đốc điều hành hoặc nhà lãnh đạo cấp cao… trong công ty. Bên cạnh đó, việc có chức danh nhà quản trị cũng tăng khả năng tìm được việc làm với mức lương và phúc lợi tốt hơn.

Ngoài ra, trở thành một nhà quản trị tương lai cũng đem lại cơ hội để trở thành một nhà sáng lập doanh nghiệp, tạo ra các ý tưởng kinh doanh mới và phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ tiên tiến.

  1. Thách thức với GenZ khi phấn đấu trở thành nhà quản trị

Cạnh tranh khốc liệt

Theo một kết quả khảo sát của đơn vị tư vấn nguồn nhân lực Anphabe được thực hiện với gần 25.000 bạn trẻ thế hệ Z, với câu hỏi: “Khi ra trường bạn sẽ làm gì?”, có tới gần 35% cho biết họ muốn tự kinh doanh riêng hoặc sẵn sàng về làm tại các startup; không ít người thích làm việc tự do (freelancer). Cởi mở trong lựa chọn ngành nghề khiến sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn.

Sự khác biệt giữa GenZ và các thế hệ trước

Một đặc điểm của GenZ rất khác với thế hệ Y (những người sinh ra trong thập niên 1980, 1990), là thế hệ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thời đại Internet, khi các thiết bị, ứng dụng kỹ thuật số là một phần không thể thiếu. Với khả năng sử dụng công nghệ thông thạo, GenZ có thể áp dụng các kỹ năng kỹ thuật số của mình để giải quyết các vấn đề kinh doanh phức tạp và nhanh chóng thích nghi với các thay đổi. Cần thông thạo công nghệ là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để nhà quản trị tương lai GenZ có thể góp phần giúp các công ty phát triển nhanh hơn và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

  1. Kinh nghiệm và lời khuyên cho GenZ để trở thành nhà quản trị tương lai

Đó chính là điều chỉnh phương thức học tập, cách nắm bắt để phù hợp với xu hướng hiện nay; tìm hiểu kỹ, đặc biệt là về ngành Quản trị kinh doanh và các vị trí việc làm liên quan. Đồng thời GenZ cần phát triển các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm…

Bài viết này khuyến khích GenZ nên lựa chọn học ngành Quản trị kinh doanh để phấn đấu trở thành nhà quản trị tương lai. Một gợi ý khá tốt là học ngành này tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) bởi các lý do về mục tiêu, chương trình đào tạo, cơ hội du học, cơ hội việc làm… mà các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Ngành Quản trị kinh doanh tại HCCT
Ngành Quản trị kinh doanh tại HCCT

Hy vọng với những chia sẻ trên của HCCT sẽ giúp ích cho những nhà quản trị trong tương lai, định hướng và phấn đấu trở thành những “thủ lĩnh” đứng đầu, góp phần đưa doanh nghiệp ngày một phát triển.

Người thực hiện: Minh Thúy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo