Sinh viên ngành quản trị khách sạn nên biết về các hoạt động trong kinh doanh khách sạn

Việt Nam là Quốc gia được khách du lịch Quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn nhất khu vực Châu Á sau đại dịch Covid – 19. Với một lợi thế về địa hình, con người, phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển trong thời đại mới.

Biểu đồ khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2023 - Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2023 – Nguồn: Tổng cục Thống kê

Với biểu đồ nêu trên, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1/2023  do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/3 cho biết trong tháng 3, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 895.400 lượt người, tăng gấp 21,5 lần cùng kỳ năm 2022. Đây có thể nói là tín hiệu mừng khi lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một gia tăng. Đi kèm với dịch vụ du lịch thì một loại dịch vụ không thể thiếu được đó là dịch vụ lưu trú được thực hiện bởi ngành Quản trị khách sạn.

Để ngành Quản trị khách sạn đáp ứng tối đa  nhu cầu của khách du lịch quốc tế và trong nước như hiện nay thì các cơ sở lưu trú cần tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh khách sạn  để gợi mở cho sinh viên ngành quản trị khách sạn biết mình sẽ làm việc gì, làm ở vị trí nào trong khách sạn từ đó có những định hướng học tập hiệu quả nhất khi học tập tại trường.

Kinh doanh khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn có thể hiểu là hoạt động kinh doanh bao gồm cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của khách tại các điểm du lịch nhằm mang lại lợi nhuận cho khách sạn.

Các hoạt động trong kinh doanh khách sạn mà sinh viên học quản trị khách sạn cần phải biết

1. Tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú

Đây là hoạt động kinh doanh chính yếu nhất của bất kỳ khách sạn nào, nó

được xem như là một trục chính – trung tâm của khách sạn mà các hoạt động khác

của khách sạn phải xoay quanh nó. Bởi lẽ:

– Thứ nhất: Kinh doanh lưu trú là hoạt động mang lại nguồn thu chính và chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong doanh thu của khách sạn.

+ Đối với các khách sạn lớn thì doanh thu của hoạt động kinh doanh lưu trú chiếm khoảng 70% doanh thu toàn khách sạn, 30 % còn lại là doanh thu có được từ các dịch vụ nhà hàng ăn uống và các dịch vụ giải trí khác trong khách sạn. Thông thường khách du lịch sẽ tìm đến các khách sạn có đầy đủ các dịch vụ tiện ích để thực hiện chuyến du lịch của mình theo nhu cầu và hiệu quả nhất

+ Đối với các khách sạn nhỏ thì doanh thu kinh doanh lưu trú chiếm khoảng hơn 95% doanh thu. Vì, các khách sạn nhỏ không có điều kiện cơ sở vật chất để kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ giải trí khác nên nguồn thu chủ yếu là kinh doanh lưu trú.

– Thứ hai: Tất cả các bộ phận phục vụ trực tiếp trong khách sạn như Lễ tân, Buồng Nhà hàng, Bar, Bếp, Spa, Bể bơi, An ninh, Hành lý……đều được thực hiện theo một quy trình nhất định và cùng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để phục vụ tối đa nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Mỗi bộ phận đều có những điểm chung là được thực hiện theo một chu trình chung gọi là quy trình khách (Guest cycle).

Để thực hiện được hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn thì mỗi khách sạn cần thực hiện quy trình khách đầy đủ gồm 4 giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1: Trước khi khách tới khách sạn.

– Giai đoạn 2: Khi khách tới khách sạn.

– Giai đoạn 3: Trong thời gian khách lưu trú lại tại khách sạn.

– Giai đoạn 4: Khi khách chuẩn bị rời khách sạn.

Tuy nhiên, quy trình 4 giai đoạn này là tiến trình tiêu dùng sản phẩm của khách sạn cho một lượt khách kể từ khi khách bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn từ địa phương nơi họ ở đến khi khách đó tiêu dùng xong sản phẩm và rời khỏi khách sạn.

Trong hoạt động kinh doanh lưu trú không phải khách hàng nào cũng đặt phòng trước. Đối với khách không đặt phòng trước thì giai đoạn đầu tiên sẽ không được thực hiện mà chỉ được thực hiện bởi 3 giai đoạn còn lại. Do vậy, khi kinh doanh hoạt động lưu trú để đảm bảo doanh thu tối ưu bộ phận kinh doanh trong khách sạn cần tìm kiếm lượng khách hàng sử dụng cả 4 giai đoạn trong chuyến du lịch của họ.

Với hình thức tổ chức kinh doanh lưu trú trong khách sạn như trên, sinh viên ngành quản trị khách sạn khi tốt nghiệp có khả năng làm ở nhiều vị trí khác nhau trong khách sạn. Do vậy, sinh viên ngành quản trị khách sạn cần phải trau dồi đầy đủ các kiến thức chuyên ngành để sau khi ra trường có khả năng thực hiện tốt vai trò là nhà quản trị khách sạn.

3. Tổ chức kinh doanh ăn uống

Ngày nay, nhu cầu ăn uống ở bên ngoài (ngoài ngôi nhà của mình) của con người đó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Đối với các khách sạn có quy mô lớn, nhà hàng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Đối với khách, sau nghỉ sẽ là thỏa mãn nhu cầu ăn uống tại khách sạn, đây được coi như là bộ phận gần như khép kín các nhu cầu của du khách trong mỗi chuyến đi. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của nhà hàng trong khách sạn chỉ đứng sau hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch mà còn thỏa mãn cả nhu cầu của khách địa phương. Vì vậy, hoạt động tổ chức kinh doanh này cần đòi hỏi tính chuyên nghiệp từ công tác xây dựng chương trình, công tác tổ chức đến công tác quản lý trong tất cả các khâu phục vụ cho mỗi loại dịch vụ nhà hàng.

Thông thường hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn thường là các khách sạn có quy mô lớn. Đây sẽ là cơ sở kinh doanh khách sạn dễ thu hút khách du lịch, khách địa phương và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các hoạt động khác của khách sạn.

Quá trình phục vụ kinh doanh nhà hàng trong khách sạn được thể hiện qua các giai đoạn.

– Giai đoạn 1: Chuẩn bị phục vụ

– Giai đoạn 2: Đón tiếp khách

– Giai đoạn 3: Phục vụ khách

Các giai đoạn phục vụ được mô hình hóa thành quy trình khép kín trong suốt quá trình tổ chức phục vụ

Giờ học nghiệp vụ nhà hàng – phục vụ tiệc của sinh viên ngành Quản trị khách sạn
Giờ học nghiệp vụ nhà hàng – phục vụ tiệc của sinh viên ngành Quản trị khách sạn

Đối với sinh viên ngành quản trị khách sạn khi bạn có cơ hội làm việc tại bộ phận nhà hàng trong các khách sạn lớn thì coi như bạn đang được làm việc tại môi trường đòi hỏi chuyên môn cao và chuyên nghiệp. Vì vậy, ngay từ lúc này bạn hãy trau dồi kiến thức về nhà hàng một cách đầy đủ để sớm có cơ hội việc làm tại các nhà hàng sang trọng trong các khách sạn lớn nhé.

3. Tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung

Nhu cầu của khách du lịch ngày một phong phú, đa dạng về các loại hình kèm theo dịch vụ lưu trú và ăn uống. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách, khách sạn cần phải có nhiều dịch vụ khác với mục đích: Thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách;

Góp phần huy động tối đa nguồn lực và tăng doanh thu cho khách sạn; Cá biệt hóa các sản phẩm dịch vụ riêng có của khách sạn nhằm thu hút khách.

Với những ưu điểm trên của hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung thì các khách sạn cần có sự đầu tư để tối đa hóa các dịch vụ đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực một cách tốt nhất để phát huy lợi thế so sánh của mình so với các khách sạn khác nhằm thu hút khách du lịch ngày một động bởi sự khác biệt của các dịch vụ bổ sung.

Cô và trò sau giờ thực hành Bar
Cô và trò sau giờ thực hành Bar

Lợi thế của sinh viên ngành Quản trị khách sạn khi học tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội?

Thứ nhất: Sinh viên quản trị khách sạn được đào tạo theo chương trình tiên tiến, thời lượng học thực hành lên đến hơn 70% tổng thời gian học với những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản lý và điều hành khách sạn chuyên nghiệp, những kiến thức nền tảng của hoạt động kinh doanh khách sạn mà bất cứ ai làm trong nghề cũng cần phải được trang bị.

Thứ hai: Sinh viên quản trị khách sạn được đào tạo các nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ Nhà hàng, Nghiệp vụ Bar, Nghiệp vụ Buồng, đây là những nghiệp vụ cơ bản nhất để bạn có thể xác định vị trí việc làm của mình vào bất cứ hoạt động tổ chức kinh doanh nào của khách sạn vừa nêu ở trên.

Thứ ba: Sinh viên quản trị khách sạn được thực hành nghiệp vụ với các phương pháp học tập theo nhóm, đóng vai…. sau giờ học lý thuyết ngay tại các phòng thực hành của nhà trường được trang bị dụng cụ, phương tiện hiện đại dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giáo viên có trình độ tay nghề cao, nhiệt tình trong giảng dạy và tâm huyết trong truyền nghề.

Thứ tư: Sinh viên được tham gia, đào tạo các lớp kỹ năng mềm phục vụ cho nghề nghiệp và định hướng phát triển bản thân như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, khởi nghiệp, kỹ năng giao tiếp, tâm lý khách hàng…Tham gia các kỳ thi Tay nghề giỏi cấp Trường, Thành phố, Quốc gia, ASEAN, Quốc tế

Thứ năm: Sinh viên Quản trị khách sạn được học tập thực tế doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp, có cơ hội trở thanh nhân viên chính thức tại các tại khách sạn, tập đoàn lớn như JW Marriott Hanoi, Daewoo Hotel, Melia Hanoi, Hanoi Landmark 72 Hotel,  các khách sạn của tập đoàn Vinpearl, Sun Group….

Thứ sáu: Sinh viên ngành Quản trị khách sạn được nhà trường giới thiệu việc theo đúng chuyên ngành ngay từ năm thứ nhất và hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi đã tốt nghiệp.

Thứ bảy: Thời gian đào tạo ngành Quản trị khách sạn ngắn chỉ học trong 24 tháng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề đảm bảo chất lượng đào tạo luôn được doanh nghiệp đánh giá cao.

Với những kiến thức được trang bị về hoạt động kinh doanh khách sạn và những độc quyền mà chỉ có sinh viên ngành quản trị khách sạn tại HCCT mới có được thì bạn không còn chần chừ gì nữa khi chưa biết lựa chọn học ngành quản trị khách sạn ở đâu.

Để trở thành Tân sinh viên ngành Quản trị khách sạn của HCCT, bạn chỉ cần chọn 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Đăng ký xét tuyển tại: https://tuyen-sinh.hcct.edu.vn

Cách 2: Inbox ngay tại: https://zalo.me/g/olxvpt383

Người thực hiện: Tuệ Minh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo