Quy trình phục vụ khách ăn uống sinh viên ngành quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống nên biết

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì từ tháng 1 đến tháng 4/2023 ngành du lịch Việt Nam đón gần 3,7 triệu khách quốc tế, phục vụ 38 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 196,6 nghìn tỷ đồng. Con số này sẽ gia tăng mạnh khi Việt Nam bước vào mùa du lịch với khách nội địa cao điểm nhất trong năm từ tháng 5 đến hết tháng 8 hàng năm

Kèm theo hoạt động du lịch của du khách thì không thể thiếu được là sử dụng các dịch vụ nhà hàng và ăn uống trong suốt chuyến đi. Phục vụ khách như thế nào để vừa đảm bảo tốt dịch vụ đối với khách hàng là điều mà bất cứ nhà hàng nào cũng cần quan tâm và đặt lên hàng đầu về chất lượng dịch vụ. Đối với sinh viên ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống các bạn cần phải có cách nhìn tổng quan về các quy trình phục vụ khách ăn uống trong nhà hàng. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức tổng quan nhất về quy trình phục vụ khách ăn uống theo kiểu chọn món danh cho sinh viên ngành quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống tìm hiều và người đọc quan tâm.

Quy trinh phục vụ ăn uống là gì?

Quy trình phục vụ khách ăn uống được hiểu là một quá trình tổ chức, phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách theo một trình tự nhất định.

Như vậy có thể nói. quy trình phục vụ khách ăn uống được diễn ra từ khi chuẩn bị đến khi khách được phục vụ và ra về được thực hiện  theo các bước sau:

Quy trình phục vụ khách của ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống
Quy trình phục vụ khách của ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống

Các bước cần thiết của quy trình phục vụ khách ăn kiểu chọn món trong ngành quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống

Bước 1: Chuẩn bị trước giờ phục vụ

– Giai đoạn này được thực hiện trước khi khách đến nhà hàng. Để chuẩn bị chu đáo và chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách ăn uống thì nhân viên phục vụ phải có list các công việc cần làm trong quá trình phục vụ khách theo một trình tự đã xác định. Mỗi thực đơn của khách hàng khác nhau sẽ có tính chất, đối tượng, thời gian và số lượng khách khác nhau, việc cần phải có list các công việc như vậy để tránh được việc bỏ sót các công việc trong quá trình phục vụ khách.

– Với bước này nhân viên phục vụ cần chuẩn bị các nội dung công việc cơ bản như: Trang phục cá nhân, vệ sinh phòng ăn, trang thiết bị dụng cụ trong nhà hàng phục vụ trực tiếp bữa ăn, kiểm tra bàn ghế, kê xếp bàn ghế theo yêu cầu của từng loại tiệc và yêu cầu của khách đảm bảo thẩm mỹ thuận tiện cho khách và người phục vụ. Kiểm tra thực đơn và phối hợp với bộ phận bếp chuẩn bị đồ ăn theo thực đơn đảm bảo về thời gian phục vụ hợp với bộ phận bar để chuẩn bị đồ uống trong bữa ăn….. Để tránh các thiếu sót xảy ra, sau khi chuẩn bị theo list công việc đã được liệt kê nhân viên phục vụ cần kiểm tra lại trước giờ khách đến và sẵn sàng đứng và vị trí phục vụ.

– Bước chuẩn bị trước giờ phục vụ khách trong dịch vụ nhà hàng và ăn uống có ý nghĩa quan trọng và tác động trực tiếp đến quá trình phục vụ khách trong bữa ăn. Nếu bước chuẩn bị  này được thực hiện kỹ lưỡng  thì quá trinh phục vụ khách trong bữa ăn sẽ được tốt hơn và gân ấn tượng tốt với khách hàng về dịch vụ phục vụ.

Bước 2: Đón dẫn khách và xếp chỗ ngồi cho khách

Trong ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống khi phục vụ khách ăn tại nhà hàng sẽ có nhiều giai đoạn phục vụ khác nhau, mỗi giai đoạn do một cá nhân được chuyên biệt hóa thực hiện. Tại bước đón dẫn khách và xếp chỗ ngồi cho khách sẽ do nhân viên đón tiếp của bộ phận bàn đảm nhận.

Đến giờ ăn theo lịch đặt của khách nhân viên sẽ đứng ở ngoài phòng ăn với trang phục và tư thế chuyên nghiệp và lịch sự và thực hiện việc đón khách ban đầu đầy đủ theo trình tự sau:

  1. Chào đón khách.: Đây là bước quan trọng gây ấn tượng và thiện cảm với khách về sử dụng dịch vụ nhà hàng và ăn uống, do vậy nhân viên đón tiếp phải chào khách với nụ cười nồng ấm dễ mến và có thái độ tôn trọng. Đặc biệt nhân viên đón tiếp bằng nhiều cách khác nhau nên biết hoặc nhớ tên khách hàng – khách hàng luôn muốn được gọi tên đích danh của mình để tạo sự gần gũi, thân thiện và thể hiện sự quan tâm chu đáo với khách hàng suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.
  2. Tìm hiểu nhu cầu của khách và giới thiệu: Với bước này nhân viên đón tiếp cần biết hoặc khai thác nhu cầu của từng đối tượng  khách hàng đặt trước hay chưa đặt trước. Đồng thời chủ động giới thiệu quan cảnh phòng ăn và các món ăn trong nhà hàng có thể phục vụ khách , đồng thời trả lời một cách hợp lý và chính xác đối với các câu hỏi mà khách đưa ra.
  3.  Dẫn khách vào chỗ ngồi: Khi dẫn khách vào chỗ ngồi nhân viên đón tiếp phải xử lý nhanh mọi tình huống; nếu là khách đặt trước thì sẽ dẫn khách đến đúng bà đã đặt; nếu khách chưa đặt trước thì nhân viên dẫn khách phải quan sát số bàn trống, xác định số lượng người phù hợp để điều chỉnh vị trí bàn ngồi phù hợp với tình trạng bàn trống hiện có, phối hợp với các bộ phận khác trong nhà hàng để xử lý nhanh nhất tránh để khách đợi lâu; nếu trường hợp hết bàn thì cách tốt nhất nên xin lỗi khách, hẹn một dịp khách hoặc giới thiệu đến các nhà hàng kế bên (nếu có) để khách vui vẻ ra về.
  4. Giới thiệu nhân viên trực bàn với khách: Đây là giai đoạn cuối cùng của nhân viên đón khách. Khi khách đã ngồi ổn định nhân viên đón tiếp giới thiệu với khách về nhân viên trực tiếp phục vụ và nên giới thiệu cả tên người phục vụ để tạo sự gần gũi với khách.

Bước 3: Giới thiệu thực đơn và tiếp nhận yêu cầu

Ở bước này đòi hỏi người nhân viên phục vụ phải có sự hiểu biết sâu và thông thạo về các loại thực đơn của nhà hàng. Chuyển thực đơn cho khách hàng chọn món, nếu số lượng khách đông có thể đưa thực đơn cho nhiều khách cùng chọn. Một điểm lưu ý trong bước này là khi đưa thực đơn lựa chọn món cho khách thì người phục vụ nên đưa cho phụ nữ trước và giới thiệu về các món ăn chính trong ngày và các hình thức khuyến mãi, mức giá…. Người phục vụ nên để cho khách một vài phút suy nghĩ khi chọn món.

Để tiếp nhận yêu cầu một cách đầy đủ không đẻ bỏ sót các yêu cầu của khách, người phục vụ cần chuẩn bị phiếu yêu cầu đã được in sẵn có đầy đủ thông tin cần thiết của phiếu yêu cầu đặt món. Ghi rõ yêu cầu của khách về các món trong thực đơn như loại món, số lượng, yêu cầu đối với từng món…….Sau khi ghi xong người phục vụ cần nhắc lại yêu cầu của khách một lần nữa để khẳng định một lần cho khách xác định là đúng.

Trong kinh doanh ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống tiếp nhận yêu cầu của khách là bước bán hàng quan trọng. Vì vậy, đòi hỏi nhân viên phục vụ bàn phải có nghệ thuật khéo léo để giới thiệu, gợi ý, tư vấn và hỗ trợ khách trong quá trình lựa chọn thực đơn phù hợp với sở thích và khả năng tài chính để khách hàng nhanh chóng chốt đơn yêu cầu và nhà hàng tăng doanh thu.

Bước 4: Chuyển các yêu cầu của khách cho các bộ phận có liên quan

Sau khi chốt thực đơn với khách hàng tổ trưởng bàn hoặc người quản lý nhà hàng chuyển phiếu cho bộ phận thu ngân,bếp, bar và các bộ phận liên quan để cùng thực hiện. Đặc biệt chú ý trong bước này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 bộ phận trong nhà hàng Bàn – Bếp – Bar.

Khi chuyển yêu cầu cần xác định thứ tự các món ăn và cân nhắc thời gian chế biến đối với từng món ăn tránh để cho khách chờ đợi lâu. Trong thời gian khách chờ đợi món ăn nhân viên phục vụ có thể giới thiệu thêm các loại đồ uống phụ trước khi món ăn được mang lên

Bước 5: nhận món ăn theo thực đơn từ các bộ phận

Khi nhận món ăn và đồ uống từ bộ phận bếp và bar, nhân viên phục vụ phải kiểm tra chủng loại, số lượng, định lượng và các yêu cầu cần thiết về màu sắc, mùi vị, trạng thái của các món ăn khi khách trao đổi trong quá trình chọn món. Tối kỵ việc nhầm món ăn và đồ uống đối với khách điều này thể hiện không chuyên nghiệp và không cẩn thận trong quá trình phục vụ khách. Nếu có sai sót thì xin lỗi khách và nhanh chóng điều chỉnh đảm bảo sự hấp dẫn của món ăn và đáp ứng mong đợi của khách hàng

Bước 6: Phục vụ khách ăn uống

Đây là khâu quan trọng trong phục vụ, vì đây là khoảng thời gian nhân viên phục vụ tiếp xúc với khách nhiều nhất. Nhân viên phục vụ phải điều chỉnh lại từ trang trí bàn ăn, cất bỏ đồ dùng không cần thiết đến bổ sung những dụng cụ thích hợp với món ăn khách vừa gọi.

Quy trình phục vụ ăn tại bàn cho khách lần lượt từ khai vị đến món chính và sau cùng là tráng miệng. Ở qúa trình này thông qua các thao tác phục vụ sẽ thể hiện rõ kỹ năng nghề của nhân viên phục vụ. Do vậy đòi hỏi nhân viên phục vụ phải có tay nghề cao, thao tác thành thạo, thuần thục cũng như xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh xảy ra trong quá trình phục vụ tại bàn. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống đều quan tâm phát triển đội ngũ phục vụ bàn – bộ phận xương sống quyết định sự quay trở lại hay ra đi của khách và quyết định đến hoạt động doanh thu của doanh nghiệp.

Bước 7: Thanh toán và xin ý kiến khách

Khi nhận tín hiệu thanh toán bữa ăn từ khách và không có yêu cầu gì thêm nhân viên phục vụ thực hiện việc thanh toán cho khách. Khi nhận hóa đơn thanh toán từ bộ phận thu ngân nhân viên phục vụ phải kiểm tra cẩn thận các sản phẩm khách đã dùng trong bữa ăn và tính toán lại phiếu thanh toán một lần nữa trước khi đưa cho khách.

Một lưu ý mang tính nghệ thuật phục vụ bàn là người phục vụ có những nhận biết khi nào khách sẵn sàng thanh toán và ai sẽ là người thanh toán để tiến gần đến họ để thực hiện việc thanh toán và không quên lời cảm ơn khách hàng sau khi họ thanh toán xong.

Sau khi thanh toán xong với khách nhân viên phục vụ không quên việc xin ý kiến khách hàng về bữa ăn vừa được phục vụ như: chất lượng món ăn, cách thức tổ chức, thái độ phục vụ các tiện nghi, tiện ích của nhà hàng  để rút kinh nghiệm và nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng và ăn uống của nhà hàng khách sạn.

Bước 8: Tiễn khách

Không chỉ gây ấn tượng khi đón khách mà nhân viên phục vụ còn nên gây thiện cảm, tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng thậm trí tạo ra sự thấu hiểu, thân quen với khách hàng sau bữa ăn. Việc tiến khách với tâm thế như vậy sẽ tạo cơ hội cho khách sớm quay trở lại nhà hàng sử dụng các dịch vụ trong lần tiếp theo. Đây là cơ sở để tăng lượng khách tiềm năng của nhà hàng và tạo ra doanh thu lớn.

Bước 9: Thu dọn

Để đảm bảo bàn ăn được vận hành hết công suất và khép kín quá trình phục vụ khách thì ngay sau khi tiễn khách nhân viên phục vụ bàn phải tiến hành dọn bàn càng nhanh càng tốt và tuân thủ theo trình tự đã được quy định. Khi làm tốt bước này sẽ tạo ấn tượng tốt cho các khách hàng đang chờ đợi có bàn ăn tại nhà hàng đồng thời là cơ sở để thúc đẩy việc bán hàng và tăng doanh thu cho nhà hàng khách sạn.v

Để có tay nghề, kỹ năng của một nhân viện phục vụ bàn giỏi, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có cơ hội phát triển bản thân, có mức thu nhập cao thì nhân viên phục vụ bàn cần được đào tạo một cách bài bản. Hiện nay có rất nhiều cơ sở giáo dục từ bậc đại học cho đến cao đẳng, trung cấp, sơ cấp đều đào về ngành quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống. Các bạn học sinh đang muốn theo học ngành này thì có rất nhiều cơ hội để lựa chọn.

Giờ học phục vụ bàn của sinh viên HCCT
Giờ học phục vụ bàn của sinh viên HCCT

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội là cơ sở đào tạo công lập uy tín có bề dày lịch sử 58 năm trong đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực Thương mại – Du lịch cho thủ đô và cả nước. Đối với ngành quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống là một trong những ngành thuộc khoa Khách sạn – Du lịch một trong những khoa trọng điểm của nhà trường trong nhiều năm qua.

Vậy, theo học ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) ngoài chương trình đào tạo tiên tiến thì sinh viên ngành này có những lợi thế gì khi theo học. Dưới đây phải kể đến 5 lợi thế:

Một là: Phương thức đào tạo “thực chiến”  học thật, làm thật với lượng thời gian thực học là 24 tháng vừa học ở trường vừa học tại doanh nghiệp.

Hai là: Môi trường học thực hành được mô hình hóa theo tiêu chuẩn của nhà hàng khách sạn được thực hiện sau các giờ học lý thuyết.

Ba là:  Sinh viên được rèn luyện, cọ sát tay nghề qua các kỳ thi hết môn, thi thay nghề, thi sinh viên giỏi các cấp:Trường, Thành phố,  Quốc gia, Quốc tế.

Bốn là: Sinh viên được học tập thực tế nghề tại doanh nghiệp, đây là một môn học dưới sự hướng dẫn, theo dõi, đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp về kỹ năng nghề.

Năm là: Nhà trường hợp tác với nhiều khách sạn lớn tại Thủ đô và các tỉnh đưa sinh viên đến tham quan, học tập thực tế nghề, thực tập tốt nghiệp, có cơ hội làm việc và trở thành nhân viên chính thức tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp như: Hilton Hotel, Khách sạn Sheraton Hà Nội , Melia Hà Nội, JW Marriott Hotel Hanoi, Khách sạn Daewoo Hà Nội , InterContinental Hanoi Landmark 72……

Sinh viên tham gia Cuộc thi sinh viên giỏi ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống
Sinh viên tham gia Cuộc thi sinh viên giỏi ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống

Ngoài những lợi thế nêu trên của sinh viên ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống thì sinh viên còn được đào tạo bởi một đội ngũ giảng viên và các chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi trong ngành Du lịch –  Khách sạn tại Hà Nội.

Sinh viên HCCT hoàn thành học tập thực tế tại khách sạn Fortuna
Sinh viên HCCT hoàn thành học tập thực tế tại khách sạn Fortuna

Là một cơ sở đào tạo uy tín, người thật – việc thật, học thật – làm thật của ngành Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) thì đây là cơ hội tốt nhất để bạn trở thành sinh viên của ngôi nhà chung HCCT nếu bạn đang tìm hiểu và lựa chọn ngành học này. Dễ dàng trở thành HCCTER với 3 bước sau nhé!

* Bước 1: Đăng ký trên website: http://tuyen-sinh.hcct.edu.vn/

* Bước 2: Kết bạn qua zalo số Hotline: 0868841179

* Bước 3: Chụp ảnh học bạ lớp 11 hoặc học kì 1 lớp 12 và gửi qua zalo số Hotline

Người thực hiện: Tuệ Minh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm địa điểm Trường
Gọi trực tiếp
Chat Facebook
Chat Zalo